img

6 Nguyên Nhân Khiến Răng Bị Mục & Cách Điều Trị Mục Răng

Sức khỏe răng miệng tốt giúp bạn có nụ cười đẹp, răng và nướu khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi vệ sinh răng miệng kém đi kèm một số nguyên nhân bẩm sinh từ bên trong như men răng yếu, thiếu khoáng chất… có thể khiến răng bị mục dần theo thời gian.

Răng bị mục

Răng bị mục là gì và ai có nguy cơ bị mục răng?

Răng bị mục dần do mảng bám đọng lên răng một thời gian dài không được làm sạch. Đây là một lớp màng dính, không màu, phát triển rất nhanh trên bề mặt răng sau khi ăn.

Mảng bám có chứa nhiều vi khuẩn có hại. Khi những vi khuẩn lên men đường có trong thức ăn, sẽ tạo ra một loại axit ăn mòn và làm mục răng.

Nếu không được điều trị, chiếc răng bị sâu, bị mục có thể lung lay và rụng dần.

Để ngăn ngừa điều này, bạn cần nhận biết nguyên nhân và triệu chứng khởi đầu khi răng bị mục

Những ai có nguy cơ bị mục răng.

Răng bị mục và sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Người lớn tuổi có nguy cơ mục răng cao hơn do lão hóa răng.

Theo năm tháng, răng có thể bị mòn và nướu có thể bị tụt lại. Điều này khiến răng dễ bị sâu chân răng.

Những người bị bệnh mãn tính, phải dùng một số loại thuốc làm giảm lưu lượng nước bọt (như thuốc chống trầm cảm) cũng có nguy cơ bị mục răng cao hơn.

mục răng người lớn tuổi
Người lớn tuổi có nguy cơ mục răng cao hơn

6 nguyên nhân gây ra bệnh răng bị mục.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mục răng. Biết rõ nguyên nhấn khiến răng bị mục có thể giúp bạn ngăn ngừa và bảo vệ được răng. Nếu bạn không chắc tại sao răng mình bị mục, hãy đến nha khoa càng sớm càng tốt.

  1. Vệ sinh răng miệng kém.

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên là rất quan trọng để loại bỏ mảng bám răng và giữ cho răng luôn chắc khỏe.

Hãy đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Bạn cũng nên đến gặp nha sĩ hai lần một năm để làm sạch răng sâu bằng phương pháp cạo vôi răng.

  1. Chế độ ăn uống gây hại cho răng.

Nếu bạn có một chế độ ăn uống nhiều đường và carbohydrate có thể góp phần gây mục răng vì những thực phẩm này bám lại trên răng, nếu không được làm sạch sẽ là nguồn dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn.

Càng có nhiều vi khuẩn trong miệng sẽ có càng có nhiều axit được sinh ra sẽ làm chân răng bị mục

Nếu bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường mà không đánh răng thường xuyên, bạn có thể nhận thấy men răng bị phá vỡ nhanh hơn. Men răng là lớp ngoài cùng của răng bị bể ra từng mảng mục răng.

Ngoài ra, uống quá nhiều đồ uống có tính axit như soda hoặc bạn bị chững trào ngược dạ dày cũng có thể dẫn đến mục răng. Các axit trong đồ uống có thể làm tan rã men răng một cách từ từ. Còn khi bị trào ngược dạ dày, axit trong dạ dày đi ngược lên thực quản vào miệng gây ăn mòn men răng.

  1. Khô miệng.

Nếu các tuyến nước bọt bị khô, không tạo đủ nước bọt để giúp rửa sạch mảng bám và vi khuẩn theo cơ chế tự nhiên, bạn có thể có bị nhiều mảng bám hơn nhiều bình thường và sinh ra axit trong miệng. Điều này làm tăng nguy cơ bị mục răng.

Khô miệng cũng là một tác dụng phụ từ thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và thuốc điều trị ung thư.

  1. Răng bị thưa, thức ăn dắt kẽ răng.

Mục răng cũng có thể phát triển từ kẽ răng bị sâu.

Kẽ răng thưa thường bị mắc thức ăn nhiều và dễ dẫn đến sâu răng. Nhiều người có thói quen dùng tăm xỉa răng sẽ làm cho kẽ răng càng to ra và dính thức ăn nhiều hơn nữa.

Nếu bạn bị dắt thức ăn ở kẽ răng, hãy cố gắng làm sạch thường xuyên bằng chỉ nha khoa hoặc điều trị trám kín răng thưa để chấm dứt tình trạng này.

  1. Thiếu hoặc thừa florua trong nước sinh hoạt hoặc nước uống.

Florua là một khoáng chất tự nhiên. Floura rất quan trọng để làm cứng chắc men răng, làm cho răng có khả năng chống sâu răng.

Florua được đưa vào nguồn uống và nước sinh hoạt hằng ngày với một tỷ lệ phù hợp, vừa đủ. Nếu bạn không sử dụng kem đánh răng có chứa florua hoặc dung nước từ nguồn cung cấp nước trên, bạn sẽ có nguy cơ bị sâu răng và mục răng.

Một số vùng nước lại có nồng độ Floura cao hơn cho phép cùng có thể dẫn đến mục răng do Floura chiếm phần lớn trong men răng thay thế cho Canxi. Điều này làm cho răng bị thiểu sản men hoặc nhiễm Floura.

răng nhiễm FLuor

  1. Trẻ bị mục răng do bú bình đêm.

Sâu răng cũng có thể phát triển ngay từ khi còn nhỏ nếu trẻ có thói quen ngậm bình sữa khi ngủ. Không như sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước trái cây chứa nhiều đường gây sâu răng và mục răng. Hội chứng mục răng do bú bình cũng có thể xảy ra nếu bạn nhúng núm vú giả của trẻ vào đường hoặc mật ong.

Trong cả hai trường hợp, đường trong sữa bình sẽ bám lên răng trong thời gian dài lúc trẻ ngủ và góp phần làm mục răng.

Các triệu chứng khi bị mục răng là gì?

Một số sâu răng mới chớm có thể không có triệu chứng để nhận ra, vì vậy, bạn nên khám răng định kỳ để Nha sĩ phát hiện sớm. Nha sĩ có thể điều trị sâu răng sớm để ngăn ngừa răng bị mục thêm.

Sâu răng khi đã hình thành sẽ có dấu hiệu đặc trưng là răng bị đụng thủng tạo ra lỗ sâu, các triệu chứng khác của một chiếc răng mục bao gồm:

  • Đau răng.
  • Có vị khó chịu hoặc vị lạ trong miệng ngay cả khi mới chải răng xong.
  • Răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
  • Có các đốm nâu, đen hoặc trắng.
  • Hôi miệng.
  • Sưng tấy nướu răng.

Các triệu chứng mục răng ở trẻ em nói chung giống như ở người lớn nhưng cũng có thể bao gồm thêm các triệu chứng sau:

Nướu răng chảy mủ.

Trẻ cáu gắt, quấy khóc, chán ăn.

Sốt

Những biến chứng có thể xảy răng khi bị mục răng.

Sâu răng và mục răng có thể gây ra những biến chứng nặng nề và lâu dài dẫn đến mất răng, ngay cả đối với trẻ khi chưa mọc răng vĩnh viễn.

Các biến chứng do mục răng có thể bao gồm:

  • Đau đớn
  • Áp xe răng
  • Sưng hoặc chảy mủ xung quanh răng
  • Tổn thương chân hoặc gãy răng.
  • Cuối cùng là mất răng.

Chức năng nhai bị xáo trộn và thay vị trí của răng xung quanh sau khi mất răng

Khi tình trạng sâu răng, mục nát trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể gặp phải:

  • Đau với cường độ mạnh và tầng suất thường xuyên hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
  • Ăn uống khó khăn dẫn đến sụt cân hoặc các vấn đề dinh dưỡng hoặc nhai bị đau hoặc ăn uống khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn tuổi và sự phát triển của trẻ.
  • Mất răng do mục nát hết thân răng đến chân răng.
  • Áp xe răng, chảy mủ chân răng có mùi hôi.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, áp xe răng có thể phát triển manh dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa tính mạng như nhiễm trùng huyết.

Cách điều trị khi răng bị mục.

Phương pháp điều trị khi răng bị mục thường giống nhau đối với người lớn và trẻ em. Mục tiêu cuối cùng của các phương pháp điều trị là cứu chiếc răng không bị mục thêm và phục hồi lại hình dạng ban đầu cho răng.

Điều trị khi răng mới có dấu hiệu bạn đầu bị mục.

Trong giai đoạn đầu khi răng bị mục, các triệu chứng bao gồm các đốm đen hoặc trắng trên răng và hơi thở có mùi. Nha sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng cách bôi Gel fluor để ngừa sâu răng, tăng cường hoặc tái khoáng hóa răng. Điều này có thể đảo ngược quá trình mục ở giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, phương pháp tái khoáng hóa bằng Flour này chỉ có tác dụng đối với những sâu răng mới chớm và không có hiệu quả khi các dấu hiệu răng bị mục đã hình thành các lỗ sâu trên răng.

Điều trị răng bị mục mức độ trung bình.

Khi điều trị bằng florua không còn hiệu quả khi răng đã hình thành các lỗ sâu răng, nha sĩ sẽ loại bỏ các phần răng bị sâu, bị mục và đặt một miếng trám răng hoặc một mão răng để lấp đầy bất kỳ lỗ hổng bị mục trên răng.

Để trám răng sâu bị mục, nha sĩ thường dùng vật liệu trám răng composite có màu răng. Hoặc hỗn hợp trám răng như Amalgam, trám sứ, Gic. Vật liệu trám GIC thường được dùng trên răng sữa.

Bọc sứ răng sâu khi răng bị mục quá nhiều không thể trám được.

điều trị mục răng

Xem video bọc sứ phục hồi lại răng cửa bị mục.

Điều trị răng bị mục mức độ nặng.

Lúc này, tủy răng bên trong đã cũng đã bị mục cùng với men răng bên ngoài. Bạn cần phải lấy tủy răng nếu tủy răng đã viêm hoặc nhiễm trùng.

Nha sĩ của bạn loại bỏ tủy răng, sau đó trám bít ống tủy lại để ngăn chặn vi khuẩn theo đường ống tủy đi vào cơ thể.

Khi răng không còn cứu chữa được vì bị mục quá nặng, nha sĩ sẽ tư vấn bạn nhổ răng và trồng lại bằng phương pháp bắt cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.

Răng bị mục có thể tự hồi phục lại không?

Bạn răng xuất hiện các đốm trắng trên răng thì đó là dấu hiện ban đầu của bệnh mục răng, khoáng chất đã bắt đầu bị mất đi.

Đây là dấu hiệu của bệnh sâu răng, mục răng ở giai đoạn đầu. Tại thời điểm này, bệnh sâu răng, mục răng có thể được chặn đứng, đẩy lùi và tái khoáng lại răng bằng cách sử dụng các khoáng chất từ ​florua trong kem đánh răng, bạc diamine florua và các nguồn khác bằng cách bôi lên răng.

Làm thế nào để ngăn ngừa răng bị mục:

Vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp bạn ngăn ngừa răng bị mục. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngăn ngừa được bệnh mục răng:

-Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày (và thời gian tốt nhất nhất là sau mỗi bữa ăn) với kem đánh răng có chứa fluor.

-Dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng để làm sạch kẽ răng.

-Khám răng định kỳ và thường xuyên để ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các vấn đề gây mục răng.

-Sử dụng nước súc miệng có fluor nếu nha sĩ nói bạn có nguy cơ cao bị sâu răng cao.

Có thể sử dụng chất trám bít hố rãnh bằng cách phủ một lớp Composite bảo vệ áp lên mặt nhai của răng sau. Bịt kín các hố và rãnh sâu trên răng để tránh cho thức ăn bị đọng vào, bảo vệ men răng khỏi axit và mảng bám.

Nếu bị bạn mục răng, hãy đến Nha Khoa để được khám và điều trị kịp thời nhé.

NHA KHOA 3T – địa chỉ điều trị mục răng tại TP.HCM

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú Tp.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00