img

Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Áp Xe Răng

Nếu bạn đang bị sưng nướu và có mủ chảy ra ở chân răng thì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng áp xe răng. Đôi khi bệnh áp xe răng không gây đau nhưng âm thầm gây ra những biến chứng khôn lường. Cùng Nha Khoa 3T tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị áp xe răng hiệu quả bệnh áp xe răng nhé!

Ap Xe Rang

Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng cục bộ dẫn đến tụ mủ tại một vùng trên cung hàm. Ổ nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công và tích tụ lâu ngày bên trong nướu hoặc răng gây ra áp xe. Nhiễm trùng ảnh hưởng đến cấu trúc xung quanh của răng và có thể gây ra những cơn đau dai dẳng và các triệu chứng khác.

Các vị trí Áp xe răng thường gặp:

  1. Áp xe nướu

Áp xe nướu thường dễ nhận biết bằng việc các mô nướu quanh răng bị sưng đỏ, đau nhức âm ỉ hoặc cảm giác căng tức nướu khó chịu. Nguyên nhân phổ biến nhất của áp xe nướu là do mắc kẹt các dị vật nhỏ như mảnh xương vụn, thức ăn thừa không được loại bỏ. lâu ngày gây sưng viêm và tạo mủ. đối với  xe nướu thường chỉ khu trú tại 1 vài răng nhất định nơi có dị vật và thông thường chỉ ảnh hưởng đến nướu.

  1. Áp xe nha chu

Áp xe nha chu là một túi mủ hình thành trong mô nướu, ảnh hưởng đến cả nướu và xương xung quanh răng.  Biểu hiện rõ rệt bằng những vùng nướu sưng đỏ, bề mặt láng bóng, khi ấn vào đau và có thể chảy mủ. Các răng xung quanh ổ áp xe cũng có thể trở nên đau nhức  hoặc lung lay nhẹ đến vừa tùy theo mức độ và thời gian tồn tại ổ ápxe

Loại Áp xe này có nguyên nhân chính do vôi răng không được lấy sạch và định kì, dẫn đễn tích tụ vôi răng dưới nướu, quanh thân răng ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng viêm nha chu. Viêm nha chu nặng không được điều trị sẽ hình thành các ổ áp xe răng, tình trạng này có thể dẫn đến tiêu xương hàm và khả năng mất răng nếu không điều tri kịp

  1. Áp xe chân răng

Đây là tình trạng thường gặp khi răng bị sâu, viêm tủy không được điều trị. Khi răng bị sâu, vi khuẩn tấn công và phá hủy lớp men răng sau đó lan rộng tới lớp ngà răng và tấn công vào phần trong cùng của răng_ tủy răng_ nơi chứa những thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng thân răng. Khiến tủy răng bị nhiễm trùng, gây sưng đau và hình thành ổ apxe tại phần cuống chân răng. Biểu hiện bằng khi quan sát phía nghách lợi tại vị trí răng bị sâu, viêm tủy sẽ thấy một túi mủ  ở mặt ngoài của nướu,  răng bị đau nhức nơi hình thành ổ mủ.

Áp xe chân răng

Những nguyên nhân chính gây áp xe răng thường gặp:

+  Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy lâu ngày không được điều trị dứt điểm khiến vi khuẩn tấn công và tích tụ gây nên ổ áp xe khu trú trên răng

+ Vệ sinh răng miệng hàng ngày chưa đúng cách, không lấy sạch thức ăn sau mỗi bữa ăn. Không cạo vôi thường xuyên làm vôi răng tích tụ ngày càng nhiều, theo đó vi khuẩn cũng có cơ hội tấn công và làm hại đến răng nướu.

+ Tai nạn, chấn thương đột ngột khiến răng bị chịu tác động mạnh gây ra tình trạng bị nứt vỡ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập thông qua những vết nứt nhỏ và hình thành nên những ổ áp xe.

Những triệu chứng áp xe răng thường gặp:

+ Nướu sưng đỏ, viêm tại một vùng nhất định. Răng đau nhức khi ăn uống hoặc chạm vào, đau nhiều hơn khi cắn nhai mạnh và về đêm

+ Xuất hiện túi mủ màu đỏ hoặc trắng trông như mụn nhọt phía ngoài nướu, vị trí răng bị tổn thương. Khi ấn vào vùng này có thể bị chảy mủ

+ Hôi miệng ngay cả khi vệ sinh răng thường xuyên

+ Xuất hiện sốt, sưng vùng mặt nơi bị tổn thương.

+ Răng có lỗ sâu to dẫn đến viêm tủy răng có ổ mủ bên dưới chân răng là nguyên nhân là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh áp xe răng.

nguyên nhân áp xe răng

Những biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng áp xe răng kéo dài:

+ Viêm mô lan tỏa.

Khi viêm mô tế bào lan tỏa đến vòm miệng, sàn miệng gây áp xe, sưng đau toàn miệng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn nhai và các sinh hoạt hang ngày của bệnh nhân. Trường hợp nặng có thể gây nghẽn đường hô hấp, ngạt thở

+ Nhiễm trùng xoang hàm.

Vùng nhiễm trùng lan rộng và ảnh hưởng đến các xoang kế cận, nhiều trường hợp nặng vi khuẩn tại ổ apxe  có thể lây lan vào máu gây nhiễm trùng huyết

+ Tiêu xương hàm, nguy cơ mất răng cao.

Tình trạng áp xe không được điều trị triệt để sẽ tái đi tái lại nhiều lần, trở nên mãn tính và dần dần phá hủy xương hàm tại vùng bị viêm. Răng bị lung lay và buộc phải nhổ bỏ.

Phương pháp điều trị áp xe răng:

Điều trị apxe răng nhằm loại bỏ nguyên nhân, bảo tồn răng và hạn chế những biến chứng, theo đó tùy trường hợp bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp

+ Điều trị lấy tủy răng:

Điều trị tủy răng là cần thiết khi  có áp xe ở chân răng.

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy răng bị nhiễm trùng trên răng của bệnh nhân và đồng thời dẫn lưu ổ áp xe, cho đến khi hoàn toàn hết mủ. Sau đó ống tủy được làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng, răng được đặt thuốc sát trùng để diệt khuẩn, sau đó được tạo hình và trám bít bằng vật liệu nha khoa đặc biệt.

Quá trình điều trị apxe do viêm tủy có thể kéo dài hơn bình thường do răng cần được theo dõi và điều trị có đến khi ổ apxe xẹp hoàn toàn mới có thể trám hoàn tất phía trên. Bệnh nhân cần đi đúng hẹn và kiên trì để có kết quả điều trị tốt.

áp xe do viêm tủy răng

Xem thêm Video quy trình điều trị tủy răng tại Nha Khoa 3T

+ Điều trị nha chu:

Đối với các trường hợp áp xe nướu do viêm nha chu. Bệnh nhân cần được cạo vôi vệ sinh răng sạch sẽ, nạo ổ nha chu nếu có để làm sạch ổ viêm. Sau đó bơm rửa bằng nước sát trùng để loại bỏ vi khuẩn. ổ áp xe sẽ xẹp dần và hết

+ Nhổ răng:

Khi tình trạng viêm  nha chu quá nặng, áp xe răng làm tiêu xương, răng ung lay nhiều thì buộc phải tiến hành nhổ răng để loại bỏ vùng apxe.

+ Kết hợp uống thuốc theo toa của bác sĩ. Theo đó việc điều trị aspxe, nhiễm trùng răng miệng cần được phối hợp với các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để điều trị ổ nhiễm khuẩn.

Kết Luận Về Bệnh Áp Xe Răng:

Áp xe răng là tình trạng viêm nhiễm nặng, khi có những dấu hiệu khởi phát ổ áp xe, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa các nguy cơ dẫn đến áp xe, bạn cần giữ vệ sinh răng miệng thật tốt, cạo vôi răng thường xuyên, khi có răng sâu cần tranh thủ trám sớm, tránh để lâu răng sâu sẽ làm viêm tủy, áp xe răng. Thăm khám định kì để bác sĩ kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lí về răng miệng.

NHA KHOA 3T – địa chỉ điều trị áp xe răng tại TPHCM

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00