img

Nên Hay Không Nên Trám Răng Sữa Cho Bé?

Tác giả: Bác sĩ Phan Xuân Sơn

tram rang sua

Tầm quan trọng của răng sữa.

Trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa vào khoảng 5-6 tháng tuổi, bộ răng sữa của trẻ bao gồm 20 răng. Mặc dù răng sữa không tồn tại suốt đời, bé sẽ thay răng trong giai đoạn vào khoảng 6-10 tuổi nhưng răng sữa vẫn có chức năng quan trọng như:

– Ăn nhai, giúp trẻ phát triển trí não và thể chất.

– Thẩm mỹ. Trẻ con vẫn biêt tự ti và xấu hổ khi bị mất răng

– Một nhiệm vụ ít ai biết, đó là chân răng sữa sẽ hướng dẫn cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và giữ khoảng cho răng vĩnh viễn đủ chỗ để mọc. 

Đó là lý do tại sao vệ sinh răng miệng rất quan trọng ngay khi bé bắt đầu mọc răng, và dạy vệ sinh răng miệng nên bắt đầu từ khi còn nhỏ.

Tuy nhiên, bạn đã nỗ lực hết sức để đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ, nhưng đôi khi trẻ em vẫn bị sâu răng. Vậy bé bị sâu răng có trám được không và trám răng sữa giá bao nhiêu? Cùng Nha Khoa 3T tìm hiểu vấn đề này nhé.

Vai tro cua ham rang sua 1
Vai trò của hàm răng sữa

Nên Hay Không Nên Trám Răng Sữa Cho Bé?

Một số ba mẹ cho rằng răng sữa sâu không cần trám vì dù sao răng này cũng sẽ thay, tuy nhiên đây là suy nghĩ không đúng. Răng sữa bị sâu vẫn cần phải trám lại để giữ răng cho đến tuổi thay.

Để răng sữa bị sâu mà không trám, đợi đến khi thay răng vĩnh viễn là rất lâu, vì có những răng đến khi bé 11, 12 tuổi mới thay mới. Trong suốt thời gian đó sâu răng sẽ tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng đến ăn nhai và sức khỏe của bé. Nhiều trẻ khi đến với nha khoa, hàm răng đã sâu gần hết trông rất tội nghiệp.

Việc trám răng sữa cho bé là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo ăn nhai cho bé, giúp bé có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và phòng ngừa được sâu răng sữa.

Nen Tram Rang Sua Cho Be
Nên Trám Răng Sữa Cho Bé

Hậu Quả Sâu Răng Sữa Nếu Không Được Trám Sớm:

Cũng giống như răng người lớn, răng sữa bị sâu không được điều trị sớm sẽ để lại nhiều hậu quả như:

+ Viêm tủy răng: đây là hậu quả của việc sâu răng lâu ngày, lỗ sâu lớn dần dẫn đến viêm tủy cấp. Gây đau nhức, khó chịu cho bé. Bé thường xuyên quấy khóc, không ăn nhai được dẫn đến hấp thu dinh dưỡng kém

+ Mất răng trước tuổi thay: răng sâu lỗ quá to không thể giữ được buộc phải nhổ. Nhổ răng sữa sớm khiến mầm răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng. Răng sữa ngoài tác dụng ăn nhai còn hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ. Mất răng sữa sớm khiến răng vĩnh viễn bị mọc lệch lạc hoặc không đúng vị trí

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm: khi trẻ không ăn nhai được xương hàm phát triển kém, về lâu dài khi trẻ thay răng sữa, cung hàm sẽ không đủ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên, dẫn đến răng bị lệch lạc, chen chúc.

Hau qua sau rang sua khong duoc tram som
Hậu quả sâu răng sữa không được trám sớm

Trám Răng Sữa Cho Bé Được Thực Hiện Như Thế Nào?

Khác với răng người lớn, vật liệu trám răng sữa thường là GIC, một số trường hợp có thể trám bằng Composite. Trám răng GIC là một lựa chọn phổ biến vì GIC dính tốt hơn trên mô răng sữa, rẻ hơn so với trám composite và phù hợp đối với trẻ em hơn.

Trám răng cho em bé được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Thăm khám răng cho trẻ. Bác sĩ sẽ cho bé làm quen với các dụng cụ nha khoa, qua đó tiếp cận và kiểm tra tổng quan tình trạng răng của bé

Bước 2: Khi bé đã không còn sợ và hợp tác, Bác sĩ sẽ làm sạch lỗ sâu bằng mũi khoan nhỏ hoặc dụng cụ cầm tay làm sạch mùn ngà, men răng bị sâu. Nếu bé bị đau khi trám có thể cần phải tiêm thuốc tê.

Bước 3: Trám răng bằng vật liệu chuyên dụng. Đối với răng em bé  thường sẽ được trám bằng GIC- vật liệu ít bị ảnh hưởng bởi nước bọt hơn, thời gian miếng trám khô lại ít hơn. Bé sẽ không phải há miệng quá lâu. Đối với những bé lớn hơn, có thể trám bằng vật liệu composite như người lớn.

Bước 4: Mài chỉnh miếng trám. Sau khi vật liệu trám khô hoàn toàn, bác sĩ kiểm tra lại khớp cắn và mài chỉnh miếng trám để không gây khó chịu khi trẻ ăn nhai

Quy trinh tram rang sau lo to

Trẻ Mấy Tuổi Thì Có Thể Trám Răng Sữa Được Khi Bị Sâu Răng Sữa?

Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ không biết con mình còn nhỏ mới chỉ vài tuổi có trám răng được không, hay phải đợi đến khi trẻ lớn hơn.

Thực ra bé mấy tuổi thì trám răng được phụ thuộc vào sự hợp tác của bé đối với nha sĩ, nếu bé ngoan, chịu há miệng khi làm thì bé 3 tuổi đã có thể trám răng được. Nếu bé không đồng ý, cha mẹ cần kiên nhẫn cho bé làm quen dần.

Bạn nên bắt đầu đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe răng miệng sớm (ngay khi trẻ mọc răng) để mang lại cho trẻ những trải nghiệm tích cực về Nha Khoa. Để trẻ bớt lo sợ, bạn nên kết hợp việc đi khám răng vào những chuyến đi chơi thường ngày của trẻ. Điều này sẽ giáo dục cho con bạn những thói quen rất tốt khi trẻ trưởng thành

Những Lưu Ý Khi Các Mẹ Đưa Trẻ Đi Trám Răng Sữa:

Cha mẹ nên tạo tâm lí thoải mái cho trẻ khi đến nha khoa:

Trẻ em rất nhạy cảm, và tâm lí hay lo sợ khi gặp bác sĩ vì thế trẻ cần được làm quen từ từ. Bạn có thể đưa trẻ đến nha khoa vài lần để làm quen trước khi thực hiện trám răng cho bé. Lần đầu tiên không nên để bé sợ hãi, nếu không trẻ rất khó hợp tác với bác sĩ.

Theo dõi bé kĩ sau khi trám răng.

Đối với các bé nhỏ, thường chưa diễn tả hết được cảm giác của bản thân, khi trám răng bé có thể bị cộm, nhám ở vị trí trám tuy nhiên bé thường hay sợ hoặc chưa biết biểu đạt. Khi về nhà ba mẹ nên để ý trẻ ăn nhai có bình thường không,  bé có than đau hay khó chịu không để tái khám kịp thời nếu cần thiết.

Tái khám định kì.

Với trẻ nhỏ nên đưa trẻ đi khám răng thường xuyên hơn, để phát hiện và xử lí sâu sớm, nếu miếng trám cũ có bị rớt ra cần được trám lại sớm để đảm bảo ăn nhai cho bé.

Nên bọc răng cho trẻ nếu bị sâu nặng.

Cũng như người lớn, nếu răng sữa bị sâu nặng, răng vẫn cần phải bọc sứ răng sâu lại bằng những mão răng Inox đơn giản giúp bảo vệ tốt hơn cho răng sữa.

Lưu Ý, Bé Đã Trám Răng Vẫn Có Thể Tái Phát Nếu Không Thay Đổi Thói Quen Vệ Sinh Và Ăn Uống.

Mặc dù, nha sĩ đã loại bỏ tất cả các sâu răng, nhưng đôi khi, sâu răng có thể tái phát ngay vị trí trám. Thông trường trẻ em bị sâu răng tái phát ở kẽ giữa 2 răng nhiều hơn trên bề mặt nhai. Khi sâu răng tái phát, nha sĩ sẽ thay thế trám răng cũ, loại bỏ sâu răng và trám lại miếng trám mới.

Hinh Anh Tram Rang Sua
Hình Ảnh Trám Răng Sữa

Bé Bị Sâu Răng Mức Độ Nào Thì Cần Phải Nhổ?

Bảo tồn răng sữa là điều quan trọng trong chăm sóc răng miệng cho trẻ. Tuy nhiên, đôi khi nha sĩ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc nhổ răng sữa sớm. Nếu sâu răng tiến triển nặng, nó gây ra các vấn đề về nướu hoặc đau cho con bé khiến bé không thể ăn uống. Lúc này, nhổ răng sữa trở thành lựa chọn tốt nhất.

Để duy trì đủ khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc, nha sĩ lắp bộ giữ khoảng thay thế cho răng sữa, chờ đợi đến khi răng vĩnh viễn mọc vào khoảng trống khi nhổ răng sữa để lại.

Cách Phòng Ngừa Sâu Răng Sữa Cho Trẻ Em:

Để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ, điều quan trọng là tập thói quen tốt cho bé và ba mẹ là người hướng dẫn, đồng hành cùng con. Ba mẹ cần để ý hơn đến sức khỏe răng miệng của bé bằng những việc làm nhỏ như:

+ Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, socola, đồ ngọt. Đây là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ, lượng đường còn sót lại trên răng sau khi ăn khiến vi khuẩn tích tụ và phá hủy men răng, theo thời gian hình thành nên lỗ sâu

+ Cắt ăn đêm: ăn, uống sữa giữa đêm làm việc vệ sinh răng khó khăn hơn. Nhiều trẻ có thói quen uống sữa đếm đến khi vài tuổi, lúc này răng của các bé đã mọc gần đủ. Lượng sữa còn sót lại trên răng sau mỗi lần uống sẽ nhanh chóng khiến răng bị mòn, sâu. Bỏ ti đêm giúp trẻ có giấc ngủ xuyên suốt và răng trẻ cũng ít bị sâu hơn

+ Tập thói quen đánh răng mỗi ngày: Ba mẹ nên tập cho bé đánh răng ngay khi những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu mọc. Nhiều mẹ chia sẻ rằng, các bé rất khó, không cho ai đụng vào miệng. Nhưng thói quen cần được nuôi dưỡng theo thời gian, khi trẻ mới mọc răng, mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi rơ sạch răng sau mỗi lần uống sữa và trước khi đi ngủ.

+ Khi trẻ lớn hơn, có nhận thức hơn hãy giới thiệu bàn chải đánh răng cho bé. Và cùng con tập luyện mỗi ngày. Dần dần như thế trẻ không còn nhợn hay nhạy cảm khi cho bàn chải vào miệng nữa. Ba mẹ cần kiểm tra lại sau khi bé đánh răng để đảm bảo răng đã sạch nhé.

+ Đưa trẻ đi kiểm tra định kỳ. Răng bé cần được chăm sóc kĩ hơn so với người lớn. Ba mẹ nên đưa trẻ khám răng mỗi 4-6 tháng/ lần. Để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm những bệnh lí răng miệng của trẻ.

Phụ huynh muốn được tư vấn và chăm sóc răng miệng cho bé vui lòng liên hệ với chúng tôi. Nha Khoa 3T mong muốn trở thành những người góp phần chăm sóc nụ cười đẹp của bé trong tương lai.

Nhung Luu Y Sau khi Tram rang
Những Lưu Ý Sau Khi Trám Răng

Hãy đến với Nha Khoa 3T chúng tôi để được tư vấn tốt nhất khi bé bị sâu răng. Chúng tôi luôn mang đến cho quý phụ huynh những chia sẻ hữu ích cũng như giá thành hợp lý nhất: 

THAM KHẢO BẢNG GIÁ RĂNG TRẺ EM & GIÁ TRÁM RĂNG CHO BÉ:

Việc chăm sóc răng miệng cho bé vào giai đoạn phát triển rất quan trọng để bé có được một nụ cười khỏe mạnh và duyên dáng. Phụ huynh hãy tập cho bé những thói quen tốt về răng miệng để bé có thể tự tin nói chuyện với bạn bè xung quanh.

 BẢNG GIÁ NHA KHOA TRẺ EM

Giá

Khám, tư vấn, hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ em và phụ huynh

Miễn Phí

Cạo vôi răng cho trẻ em

100.000/2 hàm

Bôi Fluoride dự phòng chống sâu răng

300.000/2 hàm

Trám răng sữa bị sâu men răng (cấp độ 1)

100.000/2 răng

Trám răng sữa bị sâu ngà răng (cấp độ 2)

200.000/răng

Nhổ răng sữa sử dụng thuốc tê bôi tại chỗ

50.000/răng

Nhổ răng sữa sử dụng thuốc tê tiêm gây tê

100.000/răng

Đặt bộ giữ khoảng cho răng vĩnh viễn mọc khi mất răng sữa sớm

1.000.000/cái

Mọi chi tiết bé bị sâu răng phải làm sao, xin quý khách liên hệ với Nha khoa 3T theo địa chỉ dưới đây. Bác sỹ sẽ phúc đáp nhiệt tình chu đáo nhất có thể về dịch vụ trám răng

NHA KHOA 3T

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Fanpage Nha Khoa 3T

Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ