img

6 Nguyên Nhân Khiến Bọc Răng Sứ Bị Ê Buốt Đau Nhức

Răng bị ê buốt đau nhức sau khi thực hiện phải làm sao? Rất nhiều khách hàng gặp phải tình trạng này nhưng gần như các nha khoa đều không có bất kỳ điều trị hoặc điều chỉnh gì sau khi gắn răng sứ cố định mà khuyên khách hàng “từ từ sẽ hết”. Vậy, tại sao răng sứ bị ê buốt sau khi thực hiện, liệu có hết ê buốt đau nhức không hay cần phải điều trị?

răng sứ bị ê buốt

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình được áp dụng trong nhiều trường hợp. Giúp tái tạo răng, đảm bảo tỉnh thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Bọc răng sứ được sử dụng trong các trường hợp như: Răng bị sâu to, răng mẻ, vỡ lớn, răng đã chữa tủy rồi hoặc các trường hợp muốn thay đổi màu sắc, hình dạng răng, chỉnh hô, móm nhẹ.

Sau khi gắn sứ, Răng sẽ ê buốt nhẹ trong một vài ngày đầu. Tình trạng này sẽ nhanh chóng giảm dần và hết. Tuy nhiên nếu đau nhức nhiều và có dấu hiệu tăng tăng lên. Bạn cần được kiểm tra vì răng sứ có thể gặp phải những vấn đề như: răng sứ bị hở, mài nhiều men răng gây ảnh hưởng đến tủy …

Răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi gắn cố định là do đâu.

1. Răng sứ bị cộm.

Đây là nguyên nhân thường gặp, khi thử và gắn răng sứ, nếu không mài chỉnh và kiểm tra khớp cắn cẩn thận, răng sứ mới bị chênh cao hơn so với những răng còn lại. Dẫn đến răng bị cộm, dấu hiệu điển hình là khi cắn xuống răng bị ê đau. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có thể vị viêm khớp thái dương hàm. Gây đau nhiều và bất tiện trong sinh hoạt.

Giải pháp khắc phục: răng đau do răng sứ bị cộm dễ chỉ cần mài chỉnh lại khớp cắn, loại bỏ những phần sứ dư, khi đó tình trạng cộm cấn không còn, đau răng sẽ dần hết.

mài chỉnh khớp cắn

2. Răng sứ bị hở.

Dấu hiệu răng sứ bị hở có thể nhận biết khi giữa răng thật và răng sứ xuất hiện 1 gờ nhỏ, phần nướu không ôm khít chân răng.

Răng sứ bị ê khi uống lạnh, đặc biệt là khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh, chua.

Một số trường hợp kĩ thuật viên chế tác chưa chính xác răng sứ không ôm khít vào răng thật, dẫn đến hở cổ răng khi ăn uống thức ăn, nước uống tiếp xúc trực tiếp vào phần răng hở gây kích thích tủy, dẫn đên cảm giác ê buốt, đau nhức nhẹ.

Giải pháp khắc phục: nếu ê buốt do răng sứ bị hở, bệnh nhân cần được thay thế bằng răng sứ mới với độ chính xác cao hơn. Răng sứ không thể trán hay đắp thêm vật liệu khác. Chính vì vậy buộc phải thay mới nếu răng sứ bị hở.

răng sứ bị hở

3. Răng bị mài quá nhiều gây ảnh hưởng đến tủy.

Quy trình mài bọc sứ thường chỉ mài đủ khoảng cách để răng sứ mới chụp vào thân răng cũ, răng bọc sứ bị viêm tủy vì một lí do nào đó, chẳng hạn như ép răng hô quá mức, hoặc kĩ thuật mài chưa chính xác, lấy đi quá nhiều men răng, khi đó phần tủy răng bị tác động, nếu bị ảnh hưởng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng viêm tủy cấp, tủy răng bị viêm gây đau nhức nhiều cho bệnh nhân, đau khi ăn nhai và tăng lên vào buổi tối.

Khắc phục: đối với những trường hợp sau khi bọc sứ, răng bị đau nhức do tủy bị ảnh hưởng, việc điều trị cần nhiều thời gian hơn. Khi đó răng cần được chụp film để xác định tình trạng tủy, sau đó điều trị lấy tủy răng bằng phương pháp chữa tủy xuyên mão.

4. Răng chưa được chữa tủy tốt.

Răng sứ là giải pháp phục hình cho những răng đã chữa tủy rồi, răng sâu lớn ảnh hưởng đến tủy. Đối với những trường hợp này, răng cần được chữa tủy hoàn tất, sau đó mới bọc sứ phía trên. Nếu tủy răng chưa được làm sạch hoàn toàn và trám bít tốt, răng có thể gặp phải tình trạng viêm nhiễm tái phát nếu không được điều trị kịp thời, dẫn đến áp xe răng, viêm vùng chóp… răng đau nhức nhiều, gây khó khăn trong ăn nhai và các hoạt động hàng ngày khác. Bạn cần phải chữa tủy răng lại.

viêm tủy răng do bọc sứ
viêm tủy răng do bọc sứ

Một số nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt ít gặp khác như:

5. Đau nhức do nướu răng bị viêm.

Ngoài những nguyên nhân do tủy răng, mão sứ làm chưa tốt. Sau khi gắn sứ bị đau răng có thể do quá trình vệ sinh, chăm sóc không kĩ, thức ăn tồn đọng ở kẽ răng gây viêm nướu, nướu răng bị sưng đỏ sau khi bọc sứ, đau hoặc có mủ chảy ra. Đau do viêm nướu sẽ hết khi được điều trị và vệ sinh sạch sẽ. Bệnh nhân cần làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, chải răng kĩ và súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm tình trạng viêm nướu.

6. Tật nghiến răng khi ngủ.

Nghiến răng là hoạt động vô thức khi ngủ, hành động lặp đi lặp lại này gây mỏi cơ vùng hàm mặt, các răng ma sát vào nhau, khi có răng sứ những răng này cũng cùng bị chịu tác động mạnh từ hành động nghiến răng qua lại, dẫn đến răng làm sứ bị đau.

Tình trạng nghiến răng được khắc phục bằng việc mang máng chống nghiến. Dụng cụ bằng nhựa khớp với răng thật. Khi đi ngủ mang hàm vào răng, nếu có nghiến răng, bạn chỉ nghiến trên lớp khuôn nhựa và không ảnh hưởng đến răng thật. Giúp bảo vệ răng sứ và răng thật không bị mòn răng.

Kết luận về tình trạng răng sứ bị ê buốt sau khi thực hiện.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng bị ê buốt đau nhức sau khi gắn sứ. Để đảm bảo sức khỏe và chất lượng răng sứ tốt nhất, khi thực hiện việc bọc sứ, bệnh nhân cần được khám tư vấn và lên kế hoạch điều trị chi tiết. Những răng bị viêm tủy, hoặc răng mài ép nhiều cần phải được điều trị triệt để, viêm nha chu cũng cần điều trị khỏi trước khi bọc sứ. Các trường hợp răng lệch lạc nhiều, răng quá hô, móm nên cân nhắc chọn phương án điều chỉnh khác như chỉnh nha, niềng răng.

hình ảnh dán sứ Veneer
Hình ảnh bọc răng sứ

Xem video gắn răng sứ thẩm mỹ tại Nha Khoa 3T

Chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, răng sứ chất lượng đảm bảo để hạn chế tối đa những lỗi trong và sau quá trình bọc sứ. Đồng thời bệnh nhân cần chăm sóc, vệ sinh răng miệng kĩ để giúp răng chắc khỏe và bền hơn. Tái khám định kì hoặc ngay khi có những dấu hiệu bất thường để phát hiện và điều trị những bệnh lý liên quan.

NHA KHOA 3T – địa chỉ bọc răng sứ uy tín TP.HCM

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú Tp.HCM

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00

nha khoa 3t khám tư vấn
khám tư vấn miễn phí