img

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

Cao Răng Là Gì ?

Cao răng hay còn gọi là vôi răng là mảng bám đã cứng lại trên răng. Cao răng hình thành do tác động của vi khuẩn lên mảng bám thức ăn còn sót lại sau khi ăn, lâu ngày sẽ cứng dần và bám chặt ở ngay hoặc dưới đường viền nướu và có thể gây kích ứng mô nướu. Cao răng tạo thêm diện tích cho mảng bám phát triển và bám chặt hơn từ đó dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như sâu răng và các bệnh về nướu.

Cao răng không chỉ đe đọa sức khỏe của răng và nướu mà còn ảnh hưởng đến thâm mỹ của răng. Vì cao răng xốp nên nó dễ dàng bắt màu. Do đó nếu bạn uống trà hoặc cà phê hay hút thuốc sẽ tạo điều kiện tốt cho cao răng hình thành là nơi chữa đầy vi khuẩn gây hại.

Tác hại của cao răng?

Cao răng bám trên bề mặt răng gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng. cao răng là nơi trú ngụ của vô số vi khuẩn gây nên các bệnh răng miệng. Vi khuẩn này lên men đường trong thức ăn tạo acid và các hợp chất có tính axit có thể làm hỏng men răng và gây nên tình trạng sâu răng.

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

Vi khuẩn trong cao răng gây kích thích và tổn tại đến nướu răng:

– Mức độ nhẹ là gây viêm nướu: nướu sưng, đỏ, chảy máu… Bệnh viêm nướu có thể phục hồi trở lại nếu như cao răng được loại bỏ và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách.

– Nếu viêm nướu không được điều trị, cao răng hình thành nhiều và tồn tại dai dẳng có thể dẫn đến viêm nha chu. Khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phóng thích các hóa chất để chống lại với vi khuẩn và những sản phẩm của vi khuẩn gây ra hậu quả làm tổn hại xương và các mô nha chu có tác dụng nâng đỡ và giữ ổn định răng trên cung hàm.

– Mô nha chu bị suy yếu, không thể giữ được răng, dẫn đến răng lung lay và hậu quả cuối cùng là rụng mất rang

– Các vi khuẩn trong bệnh nha chu cũng liên quan đến bệnh tim và một số bệnh toàn thân khác.

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

Chính vì những tác hại to lớn đó mà việc làm sạch và ngăn ngừa cao răng là một yêu cầu quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng hàng ngày.

Cách phòng ngừa cao răng

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên: nên đánh răng tối thiểu nhất 2 lần/ ngày và tốt nhất là nên đánh răng sạch sẽ sau khi ăn

– Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám dư thừa

– Súc miệng với nước muối pha nhạt sau khi đánh răng.

– Mát-xa lợi để cao răng khó bám vào.

– Không nên đợi cao răng hình thành rồi mới đi lấy mà nên khám và lấy cao răng định kỳ hàng năm

– Bảo đảm chế độ dinh dưỡng thích hợp cho hàm răng khỏe đẹp.

– Nên lấy cao răng ở những nơi có uy tín cao.

– Có thể lựa chọn thêm một số phương pháp làm sạch cao răng tại nhà trong quá trình vệ sinh răng miệng để đảm bảo cao răng lâu hình thành hơn.

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

Lấy cao Răng Có Lợi Ích Như Thế Nào?

Lấy cao răng thường xuyên không chỉ ngừa được bệnh về răng miệng như viêm nướu, nha chu, hôi miệng,….ngoài ra cạo cao răng còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của bạn.

Vậy lấy cao răng có những lợi ích gì?

1/Chấm dứt tình trạng viêm nướu:

Sở dĩ việc cạo cao răng mang lại hữu ích này là vì những vi khuẩn trong cao răng tích tụ lâu ngày sẽ gây bệnh viêm nướu. Vì thế, lấy cao răng định kỳ là việc làm giúp bạn chấm dứt hoặc hạn chế nhiều bệnh viêm nướu.

2/Bảo vệ được chân răng:

Nếu bạn bị viêm nướu thì bạn nên cẩn thận trong việc chăm sóc răng miệng của mình nhé. Vì viêm nướu nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tụt nướu gây ảnh hưởng đến chân răng, răng không được nướu che chở sẽ bị lung lay, tiêu xương và dẫn đến rụng răng.

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

3/Ngăn ngừa một số bệnh do cao gây ra:

Vi khuẩn trong mảng cao răng gây ra một số bệnh ở niêm mạc miệng như lở miệng, bạn sẽ còn mắc thêm một số bệnh khác như viêm họng, viêm amidan, bệnh tim mạch.

4/Và tất nhiên không thể thiếu yếu tố thẩm mỹ:

Khi lấy cao răng và các mảng bám trên miệng được loại bỏ, hàm răng của bạn sẽ trở nên sạch sẽ và sáng bóng hơn nhiều, giúp cho hơi thở bạn không còn mùi hôi, mang lại cho bạn sự tự tin.

Sau khi lấy cao răng các bạn được làm bóng răng nên việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp bạn có hàm răng trắng hơn. Nói về vấn đề thẩm mỹ đã khá nhiều bạn thắc mắc việc cạo cao răng có làm trắng răng không?

Tuy nhiên các bạn chú ý phương pháp này có thể cải thiện làm trắng răng một phần nào đó chứ không phải là cách chính để làm trắng răng vì mục đích chính ở phương pháp cạo cao là để chăm sóc, bảo vệ răng chống lại một bệnh về răng.

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ LẤY CAO RĂNG:

1. Sau khi sinh con Lấy cao răng được không?

Như bạn cũng biết cao răng hình thành từ những bựa thức ăn lâu ngày không được lấy sạch, dần dần lắng đọng ở thân răng và chân răng. cao răng chúng chứa đựng vô vàng vi khuẩn gây hại đến răng miệng. Những bệnh mà chúng gây nên có thể là viêm nướu răng, nặng hơn là viêm nha chu tiêu xương hoặc sâu răng…

Lấy cao răng áp dụng cho mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ, người trưởng thành hay những phụ nữ mang thai cũng như sau khi sinh con. Lấy cao răng và đánh bóng là một trong những điều trị nha khoa cơ bản, để phòng ngừa các bệnh răng miệng và các chuyên gia răng miệng khuyên rằng bạn nên thực hiện chúng 6 tháng/1 lần.

Trường hợp của bạn cũng như ở những phụ nữ sau khi sinh con cần phải được cạo cao sớm nhất có thể sắp xếp được. Bởi vì, bạn trước đó đã trải qua một thời gian dài cả năm không được chăm sóc sức khỏe răng miệng do việc bầu bí nặng nề. Mà ở phụ nữ mang thai, tuyến hooc môn hoạt động mạnh hơn, làm gia tăng những bệnh về răng miệng cũng như hình thành cao răng nhanh và nhiều hơn người bình thường.

Cạo cao răng thực ra không hề sử dụng thuốc tê hay can thiệp mạnh nên bạn không phải lo độc hại hay ảnh hưởng gì. Chính vì vậy, bạn phải sớm đến gặp nha sĩ để cạo cao và kiểm tra sức khỏe răng miệng. Bạn yên tâm, điều trị cạo cao răng này không gây hại đến sức khỏe toàn thân, em bé hay tuyến sữa của các Mẹ đang cho trong quá trình cho con bú nhé!

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

2.Bị chảy máu răng khi mang thai phải làm sao ?

Tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai là một hiện tượng khá là phổ biến trong giai đoạn thai kỳ. Liệu chảy máu răng ở bà bầu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia răng miệng thì khoảng 90% phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng chảy máu răng, sưng nướu răng gây đau đớn, ăn uống gặp không ít khó khăn. Ở những phụ nữ mang thai cơ thể có nhiều thay đổi đặc biệt là hoocmon sinh dục nữ và progestogen tăng nhiều, khiến mao mạch ở răng lợi phình to ra, gấp khúc và tính đàn hồi suy yếu.

Nên xảy ra tình trạng ứ đọng máu và tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng lên gây chảy máu răng. Bệnh thường bắt đầu ở tháng thứ 2 và kéo dài cho đến tận cuối thai kỳ tháng thứ 7, thứ 8. Sau khi sinh thì các triệu chứng này sẽ từ từ kết thúc.

Cộng thêm sở thích ăn vặt, ăn thành nhiều bữa trong ngày mà vệ sinh răng miệng kém cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu răng khi mang thai.

Chảy máu chân răng trong trường hợp thai phụ không giữ vệ sinh răng miệng tốt, bệnh có thể chuyển biến thành sâu răng và viêm nha chu. Tính cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh triệu chứng chảy máu chân răng trong giai đoạn thai kỳ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi.

Nhưng theo một số chuyên gia vẫn cho rằng tình trạng thai nhi nhẹ cân, sinh non cùng một số biến chứng khác đều có mối liên hệ với các bệnh về nướu răng.

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

– Các mẹ cần phải tuân thủ việc chải răng ít nhất 2 lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

– Chỉ tơ nha khoa giúp bạn lấy sạch thức ăn ở kẽ răng.  Nên súc miệng sau khi ăn để làm sạch khoang miệng, hạn chế sự tích tụ của các loại vi khuẩn gây chảy máu chân răng.

– Sử dụng loại bàn chải lông mềm để không gây tổn hại đến răng.

– Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch sát khuẩn dành cho mẹ bầu.

– Ngoài ra, định kỳ 6 tháng nên đến gặp nha sĩ để lấy cao răng nhằm loại bỏ những mảng bám ở chân răng vì đó là những ổ chứa vi trùng.

 – Các mẹ cần bổ sung nhiều rau, củ, quả vào thực đơn hàng ngày cũng như bổ sung vitamin C, vitamin A cũng giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng.

3. Lấy cao răng có bị thưa răng ko?

Cạo cao răng không có làm thưa răng. Cạo cao là làm sạch mảng bám và cao do thức ăn và nước bọt lâu ngày tích tụ mà ta đánh răng không làm sạch hết được. Cạo cao răng giúp cho răng không bị viêm nướu, tránh hôi miệng, phòng bệnh về răng miệng.

Tốt nhất nên 6 tháng cạo cao răng 1 lần vừa vệ sinh răng và kiểm tra răng miệng

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

xem thêm : Dịch vụ đóng khe thưa răng

4.Lấy cao răng có hại men răng không?

Cạo cao răng là làm sạch chất cặn cứng có màu vàng nâu, thường đóng xung quanh cổ răng. Thành phần của cao răng gồm carbonat canxi và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài, xác các tế bào biểu mô. Ngoài ra, còn có sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu và nước bọt. cao răng có thể gây viêm nướu, viêm nha chu và hơi thở có mùi hôi.

Vì vậy cạo cao răng không bị mòn men.

5. Lấy cao răng mất thời gian bao lâu ?

Cạo cao răng là lấy đi những mãng bám, vết dính trên răng nhằm làm sạch răng, khi ăn uống có cảm giác ngon hơn. Nếu để cao răng lâu ngày không cạo tình trạng sẽ trầm trọng hơn như viêm nha chu, viêm nướu làm nướu đỏ và sưng, hơi thở có mùi, hơn nữa có thể làm rụng răng.

6. Lấy cao răng có làm trắng răng không ?

Ngày nay quá trình cạo cao răng diễn ra nhanh chóng, không gây ê buốt, đặc biệt không tổn hại đến men và ngà răng. Đây là quá trình cạo cao bằng máy cạo cao sóng siêu âm. Thiết bị này loại bỏ được cao răng, mãng bám và vết dính trên bề mặt răng, kẻ răng và những mãng cao răng nằm sâu dưới nướu nhờ đầu cạo cao siêu âm siêu nhỏ, kết hợp độ rung và tia phun nước sẽ làm sạch mọi ngóc ngách của răng. Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 20-30 phút để có hàm răng khỏe mạnh và sạch sẽ.

Sau khi cạo sạch cao răng nha sỹ sẽ tiến hành bước cuối cùng là đánh bóng răng, tác dụng giúp răng trở nên bóng hơn. Tuy nhiên cạo cao răng chỉ làm sạch bề mặt răng chứ không có tác dụng làm trắng răng. Nếu muốn làm trắng răng thì phải sử dụng phương pháp Tẩy trắng răng. Tẩy trắng răng là quá trình sử dụng thuốc làm trắng, kết hợp chiếu đèn Laser Whitening.

xem thêm : Tẩy trắng răng giá bao nhiêu

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của từng người).

Một hàm răng trắng bóng, trắng sáng ai mà chẳng mơ, lúc ấy bạn sẽ thấy tự tin và thấy chất lượng cuộc sống hơn. Nếu bạn muốn răng mình trở nên trắng sáng thì nên tham khảo phương pháp tẩy trắng răng. Hiện nay Nha khoa 3T đang áp dúng công nghệ Laser Whitening, có thể nói đây là phương pháp tiên tiến và được đông đảo bệnh nhân tin dùng nhất. Tẩy trắng răng bằng Laser để quá trình oxy hóa cắt đứt các chuỗi màu kết hợp chiếu đèn.

Qúa trình tẩy trắng răng diễn ra trong vòng 45 phút giúp đánh bật các vết ố màu trên răng. Thuốc Tẩy trắng răng Laser Whitening đã được Hiệp hôi nha khoa Hoa Kỳ kiểm nghiệm an toàn sức khỏe và được sử dụng rất phổ biến. Nên bạn hoàn toàn yên tâm.

7. Lấy cao răng có bị chảy máu không ?

Phụ thuộc rất nhiều về tình trạng nướu răng viêm nhiều hay ít. Thường thì cao răng được chia thành 2 loại.

   – Cao răng bám xung quanh về mặt răng. Ở dạng này thì có thể quan sát bằng mắt và thường thì khi điều trị sẽ không chảy máu bạn nhé.

   – Cao răng dưới nướu. Dạng cao này thì khó nhận biết được. cao răng nằm sâu dưới nướu răng nên thường gây viêm nướu khiến nướu răng sưng đỏ, phập phều, không còn săn chắc…khi va chạm dễ chảy máu nhất là khi chải răng. cao răng dưới nướu hình thành do chủ nhân lâu ngày không đi cạo cao.

Lúc này Bs sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng cho lấy cao răng dưới nưới để lấy sạch, nên mỗi lần điều trị thời gian sẽ lâu hơn và thường thì nha sỹ sẽ hẹn bạn thêm lần sau. Vì thế khi bs lấy cao sẽ đau hơn bình thường và có thể chảy máu.

Như hiện nay công nghệ cạo cao răng sử dụng máy cạo cao siêu âm với đầu cạo cao siêu nhỏ kết hợp với độ rung của sóng siêu âm sẽ lấy sạch hết các mãng cao dưới nướu mà không tổn thương xâm hại đến nướu và lợi.

Sợ đau là tâm lý chung của tất cả bệnh nhân nên hầu như khi nào răng đau nhức hay có vấn đề mới chịu đến nha khoa, đến lúc này thì tình trạng bệnh đã nặng.

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

8. Tại sao cần lấy cao răng định kỳ

Nha chu là hiện tượng viêm nướu hoặc viêm những mô xung quanh răng.

  Triệu chứng của bệnh nha chu là viêm nướu, bệnh nhân sẽ thấy chảy máu ở chân và nướu răng, nướu răng sẽ sưng đỏ và đau… lâu dần sẽ hình thành những túi nha chu bám ở điểm tiếp xúc giữa chân và nướu răng. Nếu bạn không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng mưng mủ, tụt nướu, tiêu xương, nặng hơn là răng lung lay và cuối cùng là rụng răng.

 Nguyên nhân của nha chu là do cao răng. cao răng được hình thành như sau: Chải răng không sạch, những mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên răng cùng với xác vi khuẩn tạo thành các mảng bám dính trên răng.

Những màng bám này lúc đầu mềm, nếu tồn tại khoảng 1 tuần trong môi trường miệng có nhiều nước bọt và trở nên cứng gọi là cao răng. cao răng thường bám ở các kẽ răng, cổ răng, mặt nhai của các răng hàm và dưới nướu răng.

    Trong môi trường miệng có rất nhiều vi khuẩn con số trên cả hàng triệu, nên những chỗ viêm nhiễm sống trong môi trường ấy lại làm tình trạng viêm nướu nặng hơn nữa. Các mảng cao đóng vai trò như một chướng ngại vật che chở và là nơi ẩn nấp nên chúng càng gây ra viêm nhiễm tại chỗ nặng nề hơn.

Cao Răng, Cao Răng Là Gì & Những Điều Biết Khi Đi Lấy Cao Răng

Quy trình lấy cao răng tuy rất đơn giản nhưng đặc biệt cần ở người nha sĩ là sự tỉ mỉ, kỹ và nhẹ nhàng, vì miệng bệnh nhân rất nhạy cảm, chỉ cần sơ xuất nhỏ là có thể gây ra những hậu quả khó lường cho bệnh nhân và cả uy tín của nha khoa.

Toàn bộ răng được làm sạch bằng máy cạo cao răng bằng sóng siêu âm, với những đầu insert chuyên dùng. Đầu tiên nha sỹ sẽ tiến hành cạo để loại bỏ mảng bám cứng, vết dính. Tiếp theo là  làm sạch phần chân răng nằm sâu dưới nướu răng.

Cuối cùng sử dụng  một chổi đánh bóng và chất đánh bóng được sử dụng để làm bóng mặt trong cũng như mặt ngoài của răng. Mục đích của việc đánh bóng là làm bề mặt răng mịn và giúp ngăn cản, giảm thiểu sự tích lũy mảng bám trên răng.

Việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần là điều bắt buộc đối với việc bảo vệ răng lợi khỏi bệnh viêm nha chu và các bệnh răng miệng khác. Và điều đặc biệt việc lấy cao răng này hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới cấu trúc răng hay men răng.

cao răng là mảng bám bám vào cổ chân răng do thức ăn lâu ngày bám vào mà ta đánh răng không làm sạch được

Còn Viêm nha chu là do cao răng bám lâu ngày bạn không đi lấy cao răng, gây hiên hiện tượng viêm nướu răng.

Vì vậy 6 tháng bạn nên đi cạo cao răng 1 lần bạn nhé.

Mong với những chia sẻ của chúng tôi bạn có thể biết được tầm quan trọng của lấy cao răng định kỳ là vô cùng cần thiết. Nếu có bất cứ thắc mắc về răng miệng bạn hãy đến trực tiếp nha khoa để được hổ trợ và tư vấn kĩ hơn nhé.

Bảng giá lấy cao răng tại Nha Khoa 3T & lấy cao răng giá bao nhiêu ?

Cạo Vôi Răng Và Đánh Bóng 2024

Giá (2 hàm)

1. Vôi Răng Ít

200.000

2. Vôi Răng Nhiều

200.000 - 300.000

3. Điều trị viêm nướu:


(chảy máu răng, hôi miệng...)

- Cạo vôi răng 2 lần

- Bơm rửa túi nướu

- Kê toa thuốc (nếu cần)

400.000 - 500.000

Quan tâm đến vấn đề răng miệng của mình, khách hàng hãy đến nha khoa 3T để nhận được ưu đãi, dịch vụ uy tín chất lượng nhất. Mọi thắc mắc về giá cả, thông tin về dịch vụ lấy cao răng, xin liên hệ qua:

 NHA KHOA 3T – địa chỉ Cạo Vôi Răng Giá Rẻ TP.HCM

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713

Địa chỉ:

Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

FANPAGE NHA KHOA 3T

Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ