img

Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi

Người cao tuổi có tình trạng sức khỏe răng miệng kém, ảnh hưởng không tốt lên chất lượng cuộc sống của họ. Sức khỏe cơ thể suy giảm, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, con cái trong nhà lo lắng cho cha mẹ…vì răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Chính vì vậy người cao tuổi dù còn hay mất răng cũng nên đi khám định kỳ 3 đến 6 tháng một lần.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi 8

Những bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

Tuổi càng cao sức đề kháng của cơ thể ngày càng yếu, thường dễ mắc các bệnh về răng miệng, tác động đến vấn đề dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Ngược lại những bệnh nguy hiểm của người cao tuổi gây tác động không nhỏ đến sức khỏe răng miệng.

Suy giảm nước bọt:

Đa số ở những người lớn tuổi thường mắc chứng khô miệng: giảm khả năng chống nhiễm khuẩn, khô niêm mạc và dễ trầy sướt, giảm sự bôi trơn, tăng nguy cơ viêm nướu, nhiễm nấm, đau, khó ăn, khó nuốt, giảm vị giác…

Nguyên nhân do những bệnh toàn thân: viêm thần kinh, thiếu máu ác tính, do thuốc, do thoái hóa mô… khi người già sử dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, an thần, chống Parkinson… đều tác động không nhỏ đến vấn đề khô miệng.

Có nhiều phương pháp để làm giảm bệnh khô miệng như vệ sinh răng miệng đều đặn, kích thích tuyến nước bọt bằng vị giác, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp đầy đủ chế dộ dinh dưỡng, dùng nước bọt nhân tạo…

Bệnh sâu răng:

Lỗ sâu răng làm răng đổi màu nâu hoặc đen. Người bệnh cảm thấy đau và nhức buốt khi bị thức ăn giắt vào hoặc ăn thức ăn nóng lạnh. Khi đau răng kéo dài có thể gây ra bệnh viêm tủy, hơi thở sẽ có mùi hôi khó chịu.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi 9

Nguyên nhân có thường là do đồ ăn có đường, tinh bột…chăm sóc răng miệng kém. Mảng bám trên răng có những vi khuẩn, axit phá hủy cấu trúc trên bề mặt răng.

Ở người lớn tuổi thường hay bị sâu răng do lượng tiết nước bọt giảm, răng yếu dần tụt nướu đi kèm các bệnh nha chu khác.

Cần trám răng sâu để ngăn chặn kịp thời những tác hại do sâu răng gây ra.

Lão hóa răng:

Theo thời gian quá trình lão hóa biến đổi răng sẽ bị mòn dần, ngà răng bị mất nước trở nên giòn và dễ gẫy hoặc mẽ răng. Bên cạnh đó chân răng bị tụt nướu, giảm tiết nước bọt, sức ăn nhai cũng bị giảm đi…những miếng trám lâu ngày cũng gây ra sâu răng mới, mặc dù vệ sinh răng miệng nhưng vẫn kém hiệu quả.

Nên đưa người cao tuổi đi khám răng định kỳ, chế độ theo dõi răng miệng thường xuyên, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Cần sự hỗ trợ của người thân thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày, nếu người cao tuổi mắc bệnh nặng không thể tự chăm sóc.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi 10

Rối loạn vận động và suy yếu vị giác

Sự lão hóa răng miệng ngày càng nặng khi tuổi càng cao, một phần do các loại bệnh toàn thân vì vậy phải chăm sóc răng miệng tốt ngay khi còn trẻ.

Người cao tuổi khả năng ăn nhai và nuốt càng ngày càng yếu ngay cả khi còn đủ răng. Một số bệnh như tai biến mạch máu não, Parkinson hoặc dùng một số thuốc như phenothiazine dễ gây sặc hay hít thức ăn vào đường thở. Bệnh thoái hoá khớp có thể ảnh hưởng trên khớp thái dương hàm cũng ảnh hưởng đến khả năng nhai.

Vị giác cũng suy giảm nhiều làm cho người cao tuổi ăn không ngon miệng, mùi vị cũng không cảm nhận được. Người cao tuổi ngại ăn uống, ít vận động các cơ vùng miệng dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, mất nước ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Thoái hóa niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng trở nên mỏng, nhẵn, khô, giảm tính đàn hồi, dễ bị thương nhưng lâu lành. khi tuổi ngày càng cao khả năng miễn dịch suy giảm nên niêm mạc miệng dễ bị chấn thương và dễ nhiễm khuẩn.

Một nghiên cứu cho thấy 90% ung thư miệng xảy ra ở người trên 50 tuổi, vì vậy cần khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm ung thư miệng ở người cao tuổi. Bên cạnh đó 60% ung thư miệng liên quan đến ăn trầu và uống rượu.

Chăm sóc và phòng ngừa các bệnh răng miệng ở người cao tuổi 

  1. Phòng bệnh nha chu và sâu răng

Dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng. Mảng bám vi khuẩn (do thức ăn thừa, khói thuốc lá gây nên) là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Nếu không chải răng kỹ, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm lợi.

Cạo vôi răng định kỳ là cách phòng ngừa bệnh nha chu hiệu quả nhất cho người cao tuổi.

Tuy răng còn nguyên nhưng các mô và màng đỡ quanh chân răng (như lợi, xương, men gốc răng, dây chằng) đã bị phá hủy. Răng không còn điểm tựa vững chắc nên từ từ lung lay và thưa dần. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sưng lợi, lợi túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi 11

Sâu răng thường xuất hiện ở chân răng, nhất là ở phần chân răng lộ ra bởi nướu răng teo lại. Các bệnh về nướu là nguyên nhân chính làm mất răng. Thoạt tiên là hiện tượng nướu đỏ hay sưng lên, sau đó chảy máu khi bị kích thích hay va chạm.

Xem video cạo vôi răng định kỳ cho người cao tuổi

  1. Vệ sinh chăm sóc răng miệng

Phần lớn khi cao tuổi răng sẽ bị tụt nướu, lộ chân răng tạo ra các lõm, rãnh, khe đặc biệt vùng chia chân răng rất khó chải rửa. khả năng kiểm soát mảng bám cũng giảm dễ gây các bệnh về nướu. do vậy cần khám định kỳ để loại trừ mảng bám vi khuẩn và lấy sạch vôi răng.

Đồng thời các mô mềm của má và nướu răng bị mất đi tính đàn hồi, các cơ yếu đi. Lượng nước miếng tiết ra trong miệng cũng giảm đi khiến người ta nhai và tiêu hóa thức ăn khó hơn. Niêm mạc miệng trở nên bở, dễ sứt; vết thương khó lành hơn.

Men răng mỏng đi với thời gian, để lộ phần ngà dễ bị hư hỏng và bị ăn mòn bởi các thức ăn có tính acid.

Bệnh nha chu và sâu răng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Với những hiểu biết về bệnh răng miệng ngày nay, người ta thấy rằng nếu không chữa trị, bệnh răng miệng còn dẫn đến các hậu quả là bệnh tim mạch, thấp khớp, ung thư.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách dùng kem đánh răng có flour. Chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm khắp các mặt nhai, mặt ngoài và trong răng.

Nhổ răng là yêu cầu thường gặp vì răng lung lay do nha chu. Cần kiểm soát các bệnh mãn tính (cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,..) trước khi nhổ răng, phẫu thuật. Cần can thiệp nhẹ nhàng.
  3. Chế độ dinh dưỡng thích hợp,

Các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn.

Nên ăn trái cây tươi thay cho bánh ngọt (dẻo, dính, dễ bám và làm sâu răng). Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ, vì chúng là đồ ăn sống. Việc ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng.

Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), béo (dầu thực vật; hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng.

không nên sử dụng quá nhiều thức ăn chế biến sẵn, các thức ăn giàu bột đường và dễ lên men.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi 12

Chăm sóc răng giả cho người cao tuổi.

Chăm sóc răng giả phải cẩn thận hơn cả răng thật, vệ sinh kỹ càng hàng ngày, nhất là đối với răng giả tháo lắp. Với răng giả tháo lắp nên tháo ra lúc nghĩ ngơi và đi ngủ để niêm mạc ở hàm giả được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được chùi rửa sạch sẽ, ngâm vào một ly nước nguội có nắp đậy.

Thay răng giả:

Tuổi thọ của hàm răng giả thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. Vì răng không còn, nên xương hàm cũng dần tiêu đi, làm cho việc tháo lắp hàm giả bị lỏng lẻo và có thể làm tổn thương mô xung quanh.

Cách chải răng:

Răng giả rất dễ vỡ, cho nên khi làm sạch răng giả, bạn nên cầm giữ chúng trên một cái gì đó mềm mại như một chiếc khăn gấp lại chẳng hạn. Thức ăn và mảng bám cũng bám chặt trên răng giả, vì vậy chải sạch bằng bàn chải mỗi ngày với các loại bột chuyên dụng hoặc nước rửa tay.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi 13

Chứng khô miệng:

Theo Tổ chức y tế thế giới, có tới 400 loại thuốc dùng để điều trị các bệnh mà người lớn tuổi thường mắc phải gây khô miệng (thuốc huyết áp, tim mạch, bệnh Parkinson… ) Điều này làm tăng nguy cơ bị sâu răng và bệnh nha chu. Khô miệng cũng làm cho khó chịu khi đeo răng giả vì nước bọt đóng vai trò như một chất làm nhờn. Nha sĩ sẽ cho bạn dùng các chất làm nhờn. Cất giữ răng giả trong nước hoặc dung dịch làm sạch răng ở một nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi.

Ăn uống:

Người cao tuổi phải tránh các loại thức ăn quá cứng, nóng, lạnh.ăn thức ăn mềm chứa nhiều vitamin, chất khoáng như rau quả và phải uống nhiều nước.

NHA KHOA 3T – ĐỊA CHỈ CHĂM SÓC RĂNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TPHCM

Hotline: 0913121713

Địa chỉ:

Số 6 Nguyễn Cửu Đàm, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00