img

Có Bầu Lấy Tủy Răng Được Không & Mang Thai Cần Lưu Ý Gì Khi Làm Răng

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm đối với phụ nữ. Những vấn đề hay gặp như nôn ói, đầy bụng, trào ngược dạ dày cũng với những vấn đề khác khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi. Trong thời gian này nếu răng bị sâu to đau nhức, hoặc mắc phải những bệnh răng miệng khác cần điều trị thì phiền phức hơn rất nhiều. Vậy, Có Bầu Lấy Tủy Răng Được Không?

Vậy, nếu lỡ đang mang thai lại bị sâu răng vào tủy gây đau nhức thì có chữa tủy răng được không và cần lưu ý gì trong quá trình điều trị là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, dưới đây là một số thông tin đến bạn đọc.

Có Bầu Lấy Tủy Răng Đươc Không & Mang Thai Cần Lưu Ý Gì Khi Làm Răng

Điều trị lầy tủy răng là gì & Khi nào cần lấy tủy răng:

Điều trị tủy răng là một phương pháp điều trị được sử dụng để sửa chữa và cứu một chiếc răng bị sâu nặng lan vào tủy hoặc nhiễm trùng nặng gây đau nhức khó chịu cho chủ nhân .

Điều trị tủy răng được thực hiện khi tủy răng (bao gồm các dây thần kinh và mạch máu trong răng) bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương không thể hồi phục.

Trong quá trình điều trị tủy răng, tủy răng được loại bỏ hoàn toàn (lấy tủy răng), bên trong răng được làm sạch và trám bít lại.

Mọi người đều sợ lấy tủy răng vì sơ đau. Trên thực tế,quy trình lấy tủy răng được hỗ trợ bằng thuốc tê nên không đau, đơ giản như trám răng thôi.

Có Bầu Lấy Tủy Răng Đươc Không & Mang Thai Cần Lưu Ý Gì Khi Làm Răng

Đang mang thai có lấy tủy răng được không?

Câu trả lời là đang mang thai vẫn có thể lấy tủy răng được, nhưng cần cân nhắc kĩ lưỡng thời điểm thích hợp và được Bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Nếu có thể, nên thảo luận cùng với bác sỹ chuyên khoa sản.

Điều quan trọng nhất khi điều trị là đảm bảo sự an toàn của thai nhi và người mẹ. Tùy từng giai đoạn, từng mức độ sẽ có kế hoạch điều trị khác nhau.

Tuy nhiên, đây là một điều trị bất đắc dĩ. Bạn nên chăm sóc răng miệng thật tốt trong thời gian thai kỳ để tránh phải việc lấy tủy này.

Vậy đang mang thai có thể lấy tủy răng vào thời điểm nào?

Khi mang thai cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe yếu hơn. Chính vì thế điều trị tủy cho bệnh nhân đang mang thai cần có nhiều điều cẩn trọng. Ở mỗi giai đoạn mang thai có những phương pháp điều trị khác nhau

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi để thích nghi với việc thai nhi hình thành và phát triển. Những cơn buồn nôn, đau đầu, tình trạng khó tiêu khiến mẹ nhạy cảm hơn với những tác động từ bên ngoài. Chữa tủy cần há miệng lâu, sử dụng nhiều dụng cụ trong miệng, việc này khiến mẹ bầu dễ nhợn ói và khó chịu. Vì thế, mục đích điều trị giai đoạn này thường chỉ để giúp cho thai phụ hết đau mà không chữa tủy ngay.

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: trong suốt thai kì đây là giai đoạn lí tưởng để thực hiện thủ thuật lấy tủy răng cũng như các điều trị khác nếu cần thiết. Vì thời gian này, thai nhi đã hình thành và phát triển ổn định trong lòng tử cung của người mẹ, tình trạng ốm nghén cũng đã dần hết. Việc chữa tủy cũng dễ thực hiện hơn.

Có Bầu Lấy Tủy Răng Đươc Không & Mang Thai Cần Lưu Ý Gì Khi Làm Răng

Xem video lấy tủy răng cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa.

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: cơ thể mẹ bầu đã trở nên nặng nề, đi đứng hay ngồi lâu cũng gây mỏi mệt. Đồng thời mẹ bầu còn đối diện với những nguy cơ trước sinh như tiền sản giật, sinh sớm.. bụng lớn khiến mẹ nằm khó khăn hơn trong lúc điều trị. Nếu mẹ bầu bị đau nhức răng trong giai đoạn này, bác sĩ thường sẽ có những biện pháp điều trị tạm thời, đợi sau khi sinh mới lấy tủy răng tiếp.

Ở bất kì giai đoạn nào, việc điều trị hay trì hoãn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu tủy răng viêm, áp xe nhiễm trùng nặng cần được điều trị sớm để tránh tình trạng nặng hơn, gây ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt của người mẹ. Ngược lại, tình trạng răng không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể đặt thuốc để trì hoãn việc lấy tủy đến thời điểm thích hợp hơn.

Những lưu ý khi làm răng cho mẹ bầu đang mang thai:

Chụp X quang khi mang thai: mẹ bầu được khuyên tránh các tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, tia x quang là một trong số đó. Mặc dù lượng tia X khi chụp film răng là rất nhỏ, nhưng vẫn nên hạn chế để đảm bảo cho em bé.  Chụp film rất cần thiết trong việc đánh giá tình trạng chân răng.  Đối với mẹ đang mang thai. Khi thực hiện cần mặc áo bảo hộ ( áo giáp chì ) để đảm bảo  tia bức xạ không ảnh hưởng lên thai nhi

Thuốc tê có ảnh hưởng đến mẹ bầu không: rất may mắn là với liều lượng cho phép, gây tê khi chữa tủy không gây nguy hiểm cho men bầu và em bé. Nếu bạn có tiền sử dị ứng thuốc tê hay loại thuốc nào khác, hãy báo trước cho bác sĩ biết. Vì dị ứng thuốc tê hay sốc phản vệ vẫn có thể xảy ra dù đây là một tai biến ít gặp.

Sử dụng thuốc uống: Thai phụ hoàn toàn có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau thông thường mà không ảnh hưởng đến em bé. Trường hợp răng viêm nhiễm  cần đến  thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với những loại phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Có Bầu Lấy Tủy Răng Đươc Không & Mang Thai Cần Lưu Ý Gì Khi Làm Răng

Cách chăm sóc răng miệng giúp mẹ bầu giúp tránh được các các vấn đề răng miệng:

Khi có kế hoạch mang thai, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát nói chung cũng như kiểm tra sức khỏe răng miệng nói riêng. Thai nghén là quá trình dài, hãy chuẩn bị thật tốt để hạn chế tối đa những yếu tố có thể gây bất lợi đến bạn.

+ Kiểm tra răng định kì: đây là hoạt động đơn giản có thể giúp bạn kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng

+ Cạo vôi răng: thông thường mỗi 6 tháng bạn nên cạo vôi 1 lần. Khi mang thai việc ăn uống thường chia làm nhiều bữa nhỏ, dễ gây mảng bám tích tụ trên răng hơn. Bạn có thể cân nhắc việc tới nha khoa sớm hơn để kiểm tra và làm sạch răng, tránh để tình trạng viêm nướu, viêm nha chu.

+ Phát hiện và trám răng sâu sớm: khi phát hiện có răng sâu, bạn nên điều trị sớm. Tránh để sâu lâu ngày dẫn đến viêm tủy cấp. Điều trị sẽ khó khăn hơn.

+ Kiểm tra tình trạng răng khôn: nếu răng khôn đang mọc, nên xử lí sớm vì răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến ăn nhai & sinh hoạt của mẹ bầu. Việc điều trị cũng rất khó khăn.

Có Bầu Lấy Tủy Răng Đươc Không & Mang Thai Cần Lưu Ý Gì Khi Làm Răng

+ Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: thai nhi cần nguồn dinh dưỡng từ mẹ để phát triển, canxi, sắt, vitamin  là những chất thường hay thiếu hụt trong quá trình thai nghén. Mẹ  nên bổ sung đầy đủ những vi chất này đặc biệt là Canxi vì khi thiếu, em bé sẽ lấy trực tiếp từ trong xương của người mẹ, dẫn đến tình trạng đau lưng, men răng bị yếu, dễ bị sâu, mẻ. Bổ sung vitamin C giúp các mạch máu khỏe mạnh, giảm tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai.

+ Vệ sinh răng thường xuyên: chải răng bằng bàn chải lông mềm, kết hợp với súc miệng bằng nước muối, giúp nướu răng săn chắc, giảm viêm nướu.

Trên đây là những giải đáp nhỏ liên quan đến vấn đề chũa tủy khi mang thai. Bất cứ khi nào gặp vấn đề về răng miệng, hãy đến nha khoa sớm nhất để bác sỹ kiểm tra và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho mỗi trường hợp.

NHA KHOA 3T – địa chỉ lấy tủy răng không đau tại TPHCM

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00