img

[Hỏi Đáp] Răng Đang Bị Đau Có Nhổ Được Không?

Nha sĩ có thể nhổ một chiếc răng không hề gây đau đớn cho bệnh nhân nhờ vào kỹ thuật gây tê hiện đại nhưng đôi khi, nếu đang đang bị nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng thì không thể nhổ được do răng không ngấm thuốc tê. Vậy, răng đang đau có nhổ được không?

Bài viết này của Nha Khoa 3T sẽ giải thích răng đang đau khi nào có thể nhổ được và khi nào không.

Răng Đang Bị Đau Có Nhổ Được Không
Răng Đang Bị Đau Có Nhổ Được Không?

Răng đang bị đau có nhổ được không tùy thuộc vào tình trạng và trường hợp bệnh lý gây ra đau răng.

Giống với trường hợp răng đang bị đau có trám được không.

Trường hợp nào răng đang đau có thể nhổ được?

Tất nhiên, một chiếc răng bị đau là đang nhiễm trùng bên trong. Thực tế răng đang nhiễm trùng không gây trở ngại cho việc nhổ răng và nha sĩ có thể lấy chiếc răng đó ra bằng nhiều cách khác nhau.

Nhổ răng là một phương pháp điều trị cho tình trạng nhiễm trùng, bạn thoát khỏi tình trạng bị đau răng dai dẳn.

Nhiễm trùng răng xuất phát từ tủy răng, việc nhổ chiếc răng không còn cứu chữa được sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn. Răng bị quá nặng cần nhổ bỏ để trồng lại, tốt hơn việc lấy tủy răng, cố gắng giữ lại răng và uống thuốc kháng sinh để giữ lại răng.

Răng đang đau có thể nhổ được khi nha sĩ có thể dễ dàng xác định được chiếc răng nào là nguyên nhân chiếc răng nào đang bị nhiễm trùng và gây ra đau nhức.

Ví dụ, một chiếc răng bị gãy gần như toàn bộ thân răng và phần răng còn lại không đủ để phục hồi lại được. Thêm vào đó, bên trong răng bị nhiễm trùng tủy vào tạo thành ổ mủ bên dưới răng.

rang sau con chan
Răng Bị Hư Hỏng Nặng Nề.

Một chiếc răng như thế này đã bị nhiễm trùng nặng và không thể phục hồi hay cứu vãn được. Lựa chọn điều trị duy nhất là nhổ răng. Sau khi nhổ bỏ, tất cả các triệu chứng khó chịu hay đau nhức răng sẽ biến mất chỉ sau vài ngày.

Tình trạng răng như trên rất phổ biến và nha sĩ sẽ tư vấn nên nhổ chiếc răng đang bị đau bị nhiễm trùng và trồng lại răng mới.

Quy trình nhổ răng đang bị đau như nhổ răng thông thường.

Trường hợp nào răng đang đau chưa thể nhổ được ngay?

Có những trường hợp nha sĩ sẽ tư vấn bạn chưa nên nhổ chiếc răng bị đau và nhiễm.

1. Chưa xác định rõ ràng được chiếc răng nào là nguyên nhân gây đau và nhiễm trùng.

Khi điều này xảy ra, cơn đau xuất phát từ một vùng gồm nhiều răng trong miện, nha sĩ khó xác định chính xác răng nào là nguyên nhân gây đau răng và bị nhiễm trùng.

Bạn có thể xác đinh chính xác chiếc răng cụ thể nào bị đau nhưng đôi khi, nguyên nhân gây đau không đến từ chiếc răng đó. Tình trạng này được gọi là cơn đau lan truyền, nguyên nhân gây đau nằm ở vị trí khác chiếc răng đau.

Nếu nha sĩ không thể xác định chính xác nguồn nhiễm trùng ở đâu, thì không nên nhổ răng vì có thể nhổ nhầm răng.

Có tình huống nướu răng sưng ở nhiều răng? Vậy răng nào là nguyên nhân? Một vùng răng bị sưng lên và các răng đều bị đau. Như vậy nha sĩ sẽ không biết sẽ nhổ răng nào.

rang sau
Đau Ở Nhiều Răng – Chưa Xác Định Được Răng Đau.

Nên làm gì khi bị đau răng mà chưa thể nhổ được?

Nguyên tắc đầu tiên là cần phải làm giảm đau và bớt sưng để có thể dễ dàng xác định được chiếc răng bị hư.

Dưới đây là những điều nha sĩ có thể làm:

-Dẫn lưu nhiễm trùng để giúp giảm sưng tấy.

-Uống thuốc kháng sinh trong 2-3 ngày để giảm nhiễm trùng.

-Uống thuốc giảm đau trong khi chờ đợi.

-Quay lại nha sĩ sau 2-3 ngày để đánh giá lại răng.

Thông thường, sau khi giảm đau và sưng, nha sĩ có thể xác định chính xác  chiếc răng đang bị đau và nhiễm trùng. Khi đó, nha sĩ sẽ chắc chắn hơn nhiều về việc nhổ chiếc răng nào để giải quyết tình trạng nhiễm trùng.

2. Răng đang đau nhức dữ dội và bị nhiễm trùng quá nặng.

Ngoài tình huống chưa thể nhổ răng do chưa xác định được chính xác răng nào gây đâu thì có một tình huống phổ biến là nha sĩ thực sự không thể nhổ răng. Đó là khi răng đang bị sưng tấy và nhiễm trùng nghiêm trọng đến mức không thể làm tê răng được, thuốc tê không có hiệu quả để giảm đau.

Lý do tại sao việc gây tê có thể không hiệu quả là do vùng đó bị sưng và áp xe quá nhiều. Khi gây tê bằng novocaine, thuốc tê nhanh chóng bị trôi theo máu, không đến được dây thần kinh để làm tê vì có quá nhiều nhiễm trùng.

Điều này cũng giống như khi bạn đang ở trên một chiếc xe buýt đông đúc và đang có nhiều người cố gắng ép thêm lên. Thật khó để di chuyển trong xe buýt. Đó là những gì xảy ra nếu cố gắng đưa thêm thuốc tê vào ổ nhiễm trùng.

Thêm vào đó, răng và các mô xung quanh đang trong tình trạng quá mẫn cảm với cơn đau khi bị viêm nặng. Ngay cả khi kích thích răng cũng sẽ cảm thấy đau vì đang bị viêm. Điều này khiến cho nha sĩ không thể nhổ răng.

gay te nho rang
Răng Không Đáp Ứng Với Thuốc Tê Do Nhiễm Trùng Nặng

Xem thêm: Video quy trình nhổ răng khôn.

Cần làm gì khi răng đang đau không thể nhổ được?

Nếu vết sưng ở mức độ nhẹ-trung bình và không đe dọa đến tính mạng, nha sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Thuốc sẽ làm giảm bớt nhiễm trùng. Bạn cần dùng thuốc theo toa trong khoảng hai ngày và sau đó quay lại nha sĩ để kiểm tra.

Nếu răng bị đau kèm theo tình trạng sưng cả mặt rất nghiêm trọng thì có thể đe dọa đến tính mạng, nha sĩ sẽ không thể đợi được hai ngày đề điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bạn  cần phải dẫn lưu áp xe ngay lập tức. Những tình huống này cực kỳ hiếm gặp nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ca gây tử vong trên thế giới hằng năm.

Kết luận về câu hỏi răng đang bị đau có nhổ được không?

Một chiếc răng đang bị đau và nhiễm trùng chắc chắn có thể được nhổ được. Tuy nhiên, có một số tình huống nên trì hoãn nhổ răng từ 2-3 ngày để răng bớt đau và sưng sẽ tốt hơn thay vì nhổ ngay lập tức.

Nếu bạn bị đau răng, bạn nên đến khám và tư vần tại Nha Khoa uy tín để biết được răng đang bị đau có nhổ được không.

Nha Khoa 3T, địa chỉ nhổ răng ở đâu tốt và uy tín tại TpHCM,  với kinh nghiệm và uy tín có được sẽ là địa điểm đáng tin cậy dành cho bạn. Hãy gọi cho chúng tôi qua hotline để được tư vấn bảng giá nhổ răng và đặt lịch khám.

NHA KHOA 3T – địa chỉ nhổ răng an toàn tại TPHCM

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00