img

Lịch Sử Và Những Điều Cần Biết Về Cấy Ghép Implant

Ý thức được hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi đẹp mang lại sự tự tin và thành công hơn cho bạn. Ý thức được hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi đẹp mang lại sự tự tin và thành công hơn cho bạn. Vì vậy thay thế răng bị mất bằng cấy ghép implant đã có từ rất lâu. Các mẫu xương cổ cho thấy dân Ai cập và  Nam Mỹ xa xưa đã trồng lại những răng thật đã mất bằng mảnh ngà voi, vỏ ốc, sò hoặc gỗ… Từ thế kỷ 18, y văn cũng có ghi nhận vài trường hợp ghép răng đồng chủng từ những người cho tặng.

Lịch sử ra đời của Implant và việc tìm ra vật liệu Titanium.

Những nhà khảo cổ học đã tìm thấy những vật liệu sơ khai như: sắt đúc, võ sò được điêu khắc thay thế cho răng đã mất trong sọ của người cổ. Mặc dù thô sơ, nhưng là nền tảng ban đầu cho kỹ thuật cấy ghép Implant.

(Răng cấy ghép bằng vỏ sò cắm vào xương hàm của người Ai cập cổ.)

Lịch Sử Và Những Điều Cần Biết Về Cấy Ghép Implant

Đầu thế kỷ 19,bác sĩ thời đó đã dùng chất liệu bằng vàng, bạch kim,.. để thực hiện việc cấy ghép nhưng tỉ lệ thành công thật rất thấp. Vấn đề chính là vật liệu không phù hợp để cấy ghép.

Năm 1952 BS. Branemark là người đã tìm ra vật liệu titanium để cấy ghép thành công vào xương hàm. Tên dầy đủ của Giáo Sư là Per Ingvar Branemark, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Lund, Thụy Điển đã có công nghiên cứu, lập báo cáo chuyên đề khoa học về đề tài “Vật liệu ghép trong phẫu thuật chỉnh hình”.

Câu chuyện tình cờ 1952 trong một lần phẫu thuật nối lại xương đùi của một chú thỏ, ông đã đặt một trụ titanium để cố định tạm thời vị trí bị gãy xương. Sau vài tháng BS. Branemark định lấy ra nhưng không thể lấy được. Ông tò mò theo dõi thêm một thời gian, và không thấy sự phản ứng đào thải nào của titanium, mà ngược lại vật liệu này lại tương thích với cơ thể của thỏ.

Tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn và trải qua nhiều tử nghiệm khác nhau, ông cũng ghi nhận không có viêm nhiễm, phản ứng – hóa học nào cũng như sự đào thải nào tác động xấu trên cơ thể sống. Ông gọi hiện tượng đó là “Sự tương hợp – tích hợp xương” (Osseointegration)

Lịch Sử Và Những Điều Cần Biết Về Cấy Ghép Implant

Và 1965 bệnh nhân Lasson là người đầu tiên cấy ghép Implant, ca cấy ghép đầu tiên tại Thụy Điển, mở đầu cho sự thành công của cấy ghép Implant nha khoa. Cho đến 40 năm sau răng cấy ghép đó vẫn còn tồn tại và ăn nhai tốt.

Kỹ thuật cấy ghép Implant ngày nay.

Ngày nay chúng ta không còn quá lo lắng về việc mất răng ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như vấn đề thẩm mỹ. Implant mang đến giải pháp hoàn hảo, phục hồi lại nụ cười đầy sức sống.

Chúng ta đang ở vào thời đại mà kỹ thuật cấy ghép răng đã rất thành công và phát triển: hoàn chỉnh hơn về thiết bị, công nghệ và máy móc hiện đại. Càng ngày càng đơn giản hơn cho cả bác sĩ và bệnh nhân.

Lịch Sử Và Những Điều Cần Biết Về Cấy Ghép Implant

Ban đầu Implant phát triển mạnh ở các nước châu âu, tại Việt Nam, Implant đầu tiên đặt tại Viện Răng Hàm Mặt (TP.HCM) vào năm 1994. Cho đến nay vẫn còn tồn tại cho dù răng thật quanh Implant đã rụng. Điều này chứng minh rằng Implant được cấy ghép đúng kỹ thuật, trên một xương hàm khỏe mạnh, Implant sẽ tồn tại lâu dài.

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều hãng Implant để lựa chọn, cũng như tay nghề bác sĩ đảm bảo sự thành công cao nhất cho bệnh nhân.

Tác dụng Implant nha khoa:

Implant là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay, phục hồi răng đã một cách tự nhiên cả về thẩm mỹ lẫn chức năng. Implant – mở ra một hướng điều trị mới, thêm sự chọn lựa tối ưu nếu chẳng may chúng ta bị mất một hay nhiều răng.

Implant được làm từ hợp chất Titanium có hình trụ nhỏ được cấy vào xương hàm, như một chân răng vững chắc, thay thế cho răng đã mất. phía trên gắn mão răng bằng sứ, giống như răng tự nhiên.

Lịch Sử Và Những Điều Cần Biết Về Cấy Ghép Implant 

Hậu quả nghiêm trọng khi mất răng:

Điểm mất răng làm hai răng cận kề sẽ bị nghiêng, thu hẹp khoảng cách mất răng và làm răng thưa dần. những răng đối diện sẽ trồi lên, cao hơn răng bên cạnh gây khó khan cho hoạt động của hàm.

Răng mất thì vùng xương ở đây cũng tiêu dần theo thời gian, làm thay đổi hình dạng khuôn mặt như móm, nếp nhăn, trông già hơn…khó khăn cho việc phục hình làm răng mới như cắm Implant.

Mất răng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Sức nhai giảm đi khi bạn mất răng, lực tác động vào các răng còn lại nhiều hơn, nên răng bạn sẽ trở nên mòn đi hoặc làm rối loạn khớp cắn.

Cách phát âm cũng thay đổi, làm cho bạn thiếu tự tin khi giao tiếp hoặc đứng trước người đối diện.

 Lịch Sử Và Những Điều Cần Biết Về Cấy Ghép Implant

Tác dụng của Implant trong phục hồi răng bị mất:

Implant khắc phục những nhược điểm vốn có của các loại phục hình như hàm giả hay cầu răng sứ.

Ăn nhai: Bạn có thể ăn những thứ mình thích, thưởng thức những món mà không hề vướng bận với những mắc cài trước đó. Vị giác không thay đổi nóng lạnh, chua cay…Giúp ngon miệng khi ăn.

Chức năng: Với tính năng cố định bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn nhai, giao tiếp, sẽ không còn nỗi lo “rớt hàm” nữa. lực nhai được phục hồi tới 90%.

Thẩm mỹ: Implant giúp cho việc nâng đỡ xương và mô quanh răng, tạo ra những nét thẩm mỹ giống răng thật nhất không còn gặp vấn đề về phát âm như khi mang hàm giả

An toàn: Implant sử dụng rất nhiều trong cấy ghép y học hiện đại như làm khớp gối nhân tạo, kết hợp và cố định xương trong phẫu thuật chỉnh hình… vật liệu titanium không gây đào thải trong cơ thể

Phục hồi: ngăn chặn sự tiêu xương hàm (gây ảnh hưởng đến hình dáng khuôn mặt), không gây biến dạng như hóp má, biến dạng khuôn mặt…giữ gìn sự trẻ trung.

Độ bền : nếu chăm sóc cẩn thận, implant sẽ có độ bền suốt đời. Tỷ lệ thành công cao: 97 – 100% sau 10 năm

Ngoài ra còn có thể hạn chế viêm nướu, sâu răng,…

 Lịch Sử Và Những Điều Cần Biết Về Cấy Ghép Implant

Mọi chi tiết về nhổ răng và cấy ghép Implant, Quý Khách vui lòng liên hệ qua:

NHA KHOA 3T – Phòng Khám Nha Khoa Uy Tín TPHCM

Hotline: 0913 12 17 13

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú.
Làm việc: thứ 2 – thứ 7. (8-20h),CN nghỉ