img

Miếng Trám Răng Bị Rớt & Răng Trám Bị Vỡ Phải Làm Sao?

Trám răng là một phục hồi vĩnh viễn, bền chắc, không bị ăn mòn bởi nước bọt trong miệng và có thể tồn tại lên đến 20 năm. Tuy nhiên, không có nghĩa miếng trám răng và răng trám được trám sẽ không tồn tại mãi mãi mà đôi khi miếng trám có thể bị rơi ra ngoài hoặc răng trám bị vỡ.

Vậy, khi miếng trám răng thẩm mỹ bị rơi ra hoặc trám răng bị vỡ bạn phải làm sao?

Miếng Trám Răng Bị Rớt & Răng Trám Bị Vỡ Phải Làm Sao?

Nguyên nhân khiến miếng trám răng bị rớt ra hoặc trám răng bị vỡ?

Có nhiều lý do khiến miếng trám răng bị rơt ra hoặc răng trám bị vỡ có thể bị lỏng. Một số lý do phổ biến nhất là do:

-Sâu răng mới xuất hiện mới xung quanh miếng trám

-Miếng trám răng quá lớn trám vào phần răng còn lại quá ít

-Sơ ý cắn vào thức ăn cứng như sỏi sạn trong cơm.

-Nghiến răng.

-Chấn thương răng hoặc chân răng

-Keo dán miếng trám với răng bị phân hủy.

Nếu miếng trám bị rớt ra ngoài hoặc răng trám bị vỡ, đầu tiên là gọi cho nha sĩ của bạn để đặt lịch hẹn. Đừng tự sửa miếng trám răng tại nhà hoặc tìm kiếm loại keo nào đó để dán miếng trám lại.

Các dấu hiệu nhận biết miếng trám bị rớt ra hoặc trám răng bị vỡ:

Nếu bạn nhận thấy được các dấu hiệu của răng trám bị vỡ hoặc miếng trám răng bị rớt ra thì bạn nên đến nha sĩ để thay miếng trám răng mới.

Miếng Trám Răng Bị Rớt & Răng Trám Bị Vỡ Phải Làm Sao?

Có 3 dấu hiệu phổ biến để nhận biết như sau:

-Bạn cảm thấy đau đột ngột ở răng khi tiếp xúc với thức ăn lực nóng, lạnh hoặc khi cắn thức ăn – đây thường là cơn đau buốt xuất hiện bất ngờ và biến mất sau vài giây. Bạn sẽ thấy bình thường trở lại khi tránh nhai thức ăn ở răng bị ảnh hưởng.

-Bạn cảm thấy có một vật nhỏ và cứng rớt vào trong miệng sau khi cắn phải một vật quá cứng (có thể nghe thấy tiếng rắc)

-Bạn có thể cảm thấy vết nứt, lỗ hỏng hoặc vết lõm khi lướt lưỡi trên răng. Vết nứt hoặc lỗ hỏng này cũng có thể cắt vào môi, má hoặc lưỡi khiến bạn bị đau và rát.

Cần làm gì nếu thấy miếng trám bị lỏng, rớt ra hoặc răng trám bị vỡ?

Nếu miếng trám bị rớt ra ngoài hoặc cả răng trám bị vỡ. Điều quan trọng là bạn phải thay miếng trám mới càng sớm càng tốt.

Các bước thực hiện khi phát hiện ra miếng trám bị rớt hoặc răng trám bị vỡ như sau:

-Gọi cho nha sĩ của bạn để đặt lịch hẹn càng sớm càng tốt.

-Hãy cho nha sĩ biết nếu răng trám bị đau.

Nếu chưa thể đến Nha Khoa ngay, hay bảo vệ phần răng lộ ra ngoài do không có miếng trám:

-Giữ lại miếng trám để nha sĩ có thể xác định kích thước của lỗ sâu răng có tăng thêm hay không .

-Súc miệng bằng nước muối để giữ sạch vùng răng bị lộ và loại bỏ các mảnh vụn thức ăn bám trên răng. Trộn 1/2 thìa muối vào một cốc nước ấm. Súc miệng trong vài giây. Điều này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn có thể làm hỏng phần răng bị hở ra.

-Chăm sóc răng thật tốt bằng thói quen vệ sinh răng miệng của bạn. Chải thật nhẹ nhàng khu vực mà miếng trám bị rớt ra để lại.

-Tránh nhai vào vùng răng bị hở.

-Sử dụng sáp nha khoa hoặc vật liệu trám răng tạm thời (có sẵn trên mạng) để bảo vệ phần răng bị hở. Đây chỉ là một giải pháp tạm thời cho đến khi bạn thay miếng trám mới.

Miếng Trám Răng Bị Rớt & Răng Trám Bị Vỡ Phải Làm Sao?

(Thay miếng trám bị rớt ra)

Bạn nên làm gì nếu bị đau khi răng trám bị vỡ lớn?

Nếu bạn chưa thể đến Nha Khoa ngay và bị đau do răng trám bị vỡ, hãy giảm đau theo những cách dưới đây:

-Dùng thuốc giảm đau Non-steroid (NSAID) không kê đơn như ibuprofen để giảm đau và sưng.

-Bôi dầu đinh hương vào phần răng và nướu bị hở. Bạn có thể mua dầu đinh hương trực tuyến hoặc tại hiệu thuốc.

-Chườm lạnh hoặc chườm đá trong 15 phút để giảm đau và sưng.

-Bôi thuốc tê tại chỗ, như Anbesol hoặc Orajel, để làm tê tạm thời răng và nướu.

Miếng trám răng bị rớt hoặc răng trám bị vỡ có nguy hiểm không?

Nếu miếng trám không được thay thế trong vòng vài ngày có thể gây ra tổn thương cho chiếc răng đó vì không được bảo vệ.

Vi khuẩn và các mảnh thức ăn có thể dính vào chỗ trống do miếng trám để lại, gây thối rữa và nhiễm trùng tủy.

Ngoài ra, miếng trám bị rớt và răng trám bị vỡ có thể làm lộ ngà răng thậm chí lộ tủy răng. Ngà răng thường mềm hơn men răng và dễ bị sâu. Ngà răng lộ ra ngoài có thể làm răng ê buốt nhạy cảm còn lộ tủy răng sẽ khiến răng đau nhức kéo dài.

Sâu răng thêm hoặc tổn thương mất nhiều mô răng hơn, có thể không còn trám lại được nữa mà phải bọc răng sứ, lấy tủy răng hoặc nhổ răng nếu để quá lâu không điều trị. Đó là lý do tại sao bạn nên thay thế miếng trám răng mới càng sớm thì càng tốt.

Miếng Trám Răng Bị Rớt & Răng Trám Bị Vỡ Phải Làm Sao?

(Đau nhức do tủy răng bị ảnh hưởng)

Xem Video trám răng thẩm mỹ tại Nha Khoa 3T.

Cách bảo vệ và chăm sóc miếng trám răng biền bỉ theo thời gian:

Chìa khóa để ngăn ngừa miếng trám bị rớt ra hoặc trám răng bị vỡ đó là hãy vệ sinh răng miệng thật tốt và khám răng định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm nhất.

Dưới đây là một số mẹo để vệ sinh răng miệng và chăm sóc miếng trám răng tốt:

-Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa florua ít nhất hai lần một ngày.

-Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày.

-Thay bàn chải đánh răng mới từ 3 đến 4 tháng một lần.

-Chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và làm hơi thở thơm tho.

-Khám răng thường xuyên để làm sạch, cạo vôi răng và kiểm tra.

-Kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất 6 tháng một lần giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào với miếng trám trước khi bị rơi ra hoặc răng trám bị vỡ. Nha sĩ sẽ có thể phát hiện xem miếng trám có bị mòn, bị sâu luồng bên dưới và cần thay thế hay không trước khi miếng trám bị rơi ra.

Các biện pháp phòng ngừa khác giúp bảo vệ miếng trám và răng trám như sau:

-Tránh nghiến răng khi căng thẳng. Đặc biệt là nếu nghiến răng khi ngủ, bạn nên có những biện pháp khắc phục như đeo máng bảo vệ răng.

-Tránh nhai các vật cứng, chẳng hạn như nước đá, dùng răng xé bao bì hoặc mở nắp chai.

-Hãy cẩn thận khi cắn vào thức ăn cứng như vỏ quả hạch, kẹo cứng hoặc bánh mì nướng.

-Hạn chế dùng thức ăn dính, nhiều đường. Những chất này có thể dính vào răng, làm bong bật miếng trám và làm tăng nguy cơ sâu răng.

Tap 032 1

Hãy đến gặp nha sĩ nếu vùng răng trám trở nên nhạy cảm với nóng lanh lạnh hoặc bắt đầu bị đau để có thể được khám và điều trị kịp thời nhé!

Xem thêm: Bảng Giá Trám Răng Cập Nhập Mới Nhất

NHA KHOA 3T – địa chỉ trám răng uy tín tại TPHCM

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00