img

Mút Ngón Tay Có Hại Không & Cách Cai Mút Ngón Tay Cho Trẻ

Hầu hết những đứa trẻ đều mút ngón tay một cách ngon lành và thích thú. Nhiều bậc bố mẹ không chú ý đến thói quen xấu này của trẻ. Nhưng nhiều lúc lại lo lắng quá mức khi phát hiện con của mình có thói quen này.

Các bác sĩ khi siêu âm đã phát hiện ra rằng từ tuần thứ 15 trong thời kỳ bào thai trẻ đã có hành động mút tay. Đến khoảng 4 – 5 tuổi khoảng 2/3 số trẻ sẻ ngưng. Tuy nhiên, nhiều trẻ lớn tuổi vẫn mút tay, thậm chí cho tới khi đã trưởng thành. Điều này gây ra những lệch lạc răng hàm cần phải điều trị.

Bé Mút Ngón Tay Có Hại Không & Cách

Tại sao trẻ hay mút ngón tay?

Khi lọt lòng mẹ để nhận biết thế giới xung quanh, trẻ tìm hiểu bằng cách nghe, nhìn, và cho vào miệng nếm tất cả những vật trẻ tìm thấy.Việc cho vật vào miệng sẽ giúp trẻ biết được vật ngon hay dở, đồng thời có thể làm mất cảm giác đói.

Trẻ cảm nhận các vật cho vào miệng (nhất là vật mềm và ấm) sẽ đi kèm với thức ăn và sự thoải mái dễ chịu. Do đó, khi đói, bất an, mệt mỏi, hay khó chịu, trẻ sẽ đút ngón tay vào miệng.

Về mặt tâm lý, nhiều bé nghĩ rằng chỉ mút tay là đủ, ít giao tiếp với các bạn xung quanh. Mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và dễ là cái cớ khiến bạn bè trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.

Bé Mút Ngón Tay Có Hại Không & Cách

Người lớn cũng có thói quen này nhưng do rối loạn tâm thần, hoặc ở trạng thái vô thức. Hay đơn giản chỉ là do tiếp tục thói quen từ thời thơ ấu.

Mút ngón tay kéo dài có thể gây những lệch lạc răng hàm.

Nếu bé mút tay quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt. Việc ngừng thói quen mút ngón tay trước khi răng cửa vĩnh viễn mọc, sẽ không ảnh hưởng đến việc mọc và sắp xếp răng. Nhưng nếu kéo dài sẽ gây rối loạn cho cả hàm răng.

Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến dễ bị nôn trớ, nhất là sau ăn uống. Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm.

Thậm chí biến dạng răng và hàm: miệng trẻ trở nên hô, do răng và hàm bị đẩy ra ngoài. Hoặc Móm (do một hàm bị đưa vào trong), lệch khớp cắn, rối loạn phát âm.

Bé Mút Ngón Tay Có Hại Không & Cách

Cách cai thói quen mút ngón tay cho bé:

Cha mẹ không nên quá lo lắng khi con mình mút ngón tay. Trẻ ngưng mút ngón tay trước 4 – 5 tuổi, không cần phải điều trị. Nhưng thời điểm thích hợp là từ 4 – 6 tuổi, trước khi răng vĩnh viễn mọc. Với những trẻ vừa trải qua stress hoặc thay đổi lớn trong cuộc sống (chuyển nhà, chuyển trường…)  nên trì hoãn điều trị.

Có nhiều phương pháp cai mút ngón khác nhau như:

Giải thích cho trẻ biết tác dụng không tốt của mút ngón tay, ảnh hưởng đến hàm răng và khuôn mặt của trẻ như thế nào ? Có thể cho trẻ xem hình ảnh minh họa để trẻ hiểu rõ hơn.

Cho trẻ biết hành vi mút ngón tay là không lịch sự khi giao tiếp cần phải bỏ. Để nhắc nhở trẻ chúng ta có thể dán miếng băng keo không thấm nước hoặc quấn vải vào ngón tay trẻ thường mút, hay cho trẻ đeo bao tay. Cần giải thích cho bé hiểu đó không phải là hình phạt, trong khoảng thời gian là 6 – 8 tuần, nên khen thưởng kịp thời để khích lệ trẻ.

Bé Mút Ngón Tay Có Hại Không & Cách

Cần lưu ý không tạo áp lực cho trẻ, không để trẻ ở trạng thái lo lắng, căng thẳng, sợ hãi. Cần giải quyết những vấn đề này trước, tránh làm tình trạng mút ngón tay trầm trọng hơn. Hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động, các trò chơi khác để quên đi thói quen này.

Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa, không phải chờ tới lúc trẻ rụng hết răng sữa. Kiểm tra sớm nhằm ngăn chặn những rối loạn nghiêm trọng. để sau này giúp cho việc điều trị nhanh và ít phức tạp hơn. Thời điểm tốt nhất để điều trị chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc (10 – 12 tuổi). Ở lứa tuổi này xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng.

Bé Mút Ngón Tay Có Hại Không & Cách

Phụ huynh muốn được tư vấn và chăm sóc răng miệng cho bé vui lòng liên hệ với Nha Khoa 3T chúng tôi. Nha Khoa 3T mong muốn trở thành những người góp phần chăm sóc nụ cười đẹp của bé trong tương lai.

xem thêm: Giá làm răng trẻ em

Mọi chi tiết về các dịch vụ răng trẻ em, xin quý khách liên hệ với Nha khoa 3T theo địa chỉ dưới đây. Bác sỹ sẽ phúc đáp nhiệt tình chu đáo nhất có thể.

NHA KHOA 3T

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ