img

Tủy Răng Bị Thối, Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Tủy răng bị thối là một tình trạng không lành mạnh, răng đã bị hư hại do các tác nhân bên ngoài gây ra. Nếu không điều trị kịp thời, tủy răng bị thối có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Bài viết hôm nay, Nha Khoa 3T xin chia sẻ Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Khi Tủy Răng BỊ Thối.

Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Khi Tủy Răng Bị Thối
Tìm Hiểu Bệnh Viêm Tủy Răng

Tủy răng bị thối là tình trạng như thế nào?

Tủy răng là trung tâm của một chiếc răng, được ví như trái tim, huyết mạch của răng, có tác dụng duy trì sự sống, sức khỏe của răng. Tủy răng là nơi chứa nhiều mạch máu, thần kinh kéo dài từ thân răng xuống chân răng trong xương hàm.

Nếu tủy răng bị thối sẽ là dấu hiệu cho thấy răng đang bị các bệnh lý về tủy răng. Tủy răng bị viêm nhiễm, hư hỏng và hoại tử sinh ra mùi hôi thối cực kỳ khó chịu. Cùng với đó, răng cũng suy yếu, đau nhức, khó khăn khi nhai thức ăn.

Các nguyên khiến tủy răng bị thối:

Tủy răng bị thối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những bệnh lý bên ngoài răng nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến tủy răng bên trong và khiến tủy răng bị thối:

1. Sâu răng:

Đây là bệnh lý phổ biến nhất dẫn đến tình trạng thối tủy răng.

Ban đầu, sâu răng chỉ là những lỗ sâu nhỏ trên mặt răng nhưng sau đó sẽ phát triển thành những sâu răng lỗ to và ăn tới tủy răng. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng thông qua các lỗ sâu dẫn đến viêm tủy răng và tủy răng sẽ bị thối.

Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Khi Tủy Răng Bị Thối
Tìm Hiểu Bệnh Viêm Tủy Răng

(Lười chải răng, không thay bàn chải mới, ăn nhiều đồ ngọt, không khám răng định kỳ là 4 nguyên nhân gây sâu răng ít ai ngờ đến)

2. Viêm nướu, viêm nha chu:

Viêm nướu và viêm nha chu là 2 bệnh lý ở mô xung quanh răng do vệ sinh răng không kỹ, không cạo vôi răng định kỳ.

Viêm nướu và viêm nha chu sẽ gây ảnh hưởng đến các tổ chức quanh răng như nướu răng, xương quanh răng, dây chằng nha chu gây hư hỏng chân răng, dẫn đến viêm tủy răng và tủy răng sẽ bị thối từ chân.

3. Mòn răng :

Nếu bạn thường xuyên nhai đồ cứng, ăn uống nhiều thực phẩm chua có nhiều axit, thậm chí chải răng không đúng cách sẽ làm mềm men răng, răng sẽ bị bào mon theo thời gian.

Răng bị ăn mòn dần sẽ khiến tủy răng bị lộ răng bên ngoài, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào và gây ra tình trạng thối tủy răng.

4. Chấn thương khiến tủy răng bị thối:

Với những chấn thương mạnh do tại nạn, răng có thể bị gãy ngang, làm lộ tủy răng ra ngoài. Đây là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và làm cho tủy răng bị thối.

Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Khi Tủy Răng Bị Thối
Tìm Hiểu Bệnh Viêm Tủy Răng

Các triệu chứng nhận biết tủy răng bị thối:

Với các tình trạng bệnh lý dẫn đến thối tủy răng như trên, tùy vào nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm, bạn có thể nhận biết tủy răng bị thối qua các dấu hiệu, triệu chứng sau:

– Răng bị nhạy cảm, ê buốt khi ăn nhai đặc biệt với thức ăn nóng, lạnh hoặc chua.

– Xuất hiện các cơn đau dữ dội vào đêm hoặc sáng sớm.

– Sưng mặt ngoài nướu răng hoặc ngoài má, tại vùng răng có tủy bị thối.

– Áp xe răng, mưng mủ gốc răng.

Lung lay răng, gãy răng khi nhai phải đồ cứng.

Cách điều trị dứt điểm khi bị thối tủy răng:

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh thối tủy răng, bạn nên đến nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời, không nên tìm hiểu và làm theo những chỉ dẫn chữa tủy răng tại nhà.

Khi đến Nha Khoa uy tín, nha sĩ sẽ chụp X-Quang kiểm tra, đánh giá mức độ viêm tủy răng và tình trạng tổn thương ở nướu răng, xương hàm, dây chằng nha chu…Từ đó sẽ đưa ra phát đồ điều trị thối tủy răng phù hợp.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, việc điều trị có thể được thực hiện bằng các cách sau:

1. Lấy tủy răng và trám lại lỗ sâu răng.

Tủy răng bị thối gần như đã hoại tử hoàn toàn không thể hồi phục được nữa. Việc loại bỏ, lấy tủy răng là cần thiết để giữ lại răng thật.

Một răng sau khi lấy sạch tủy răng vẫn có thể tồn tại lâu dài lên đến 20 năm trong khi những răng không được lấy tủy chỉ có thể tồn tại 2-3 năm đi kèm những cơn đau nhức khó chịu cho chủ nhân.

Sau khi lấy tủy răng, lỗ sâu trên răng cũng sẽ được Bác sĩ trám bít hoàn toàn để ngăn ngừa viêm tủy răng tái phát.

Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Khi Tủy Răng Bị Thối
Tìm Hiểu Bệnh Viêm Tủy Răng

Xem thêm: Quy trình lấy tủy răng tại Nha Khoa 3T

2. Bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng.

Răng sau khi lấy tủy sẽ không còn nguồn dưỡng chất để nuôi răng, do đó, men răng thường giồn và dễ bị vỡ ra khi ăn nhai.

Do đó, sau khi lấy tủy răng, giải pháp tốt nhất để bảo vệ răng không phải là trám răng mà nên bọc sứ toàn bộ thân răng để tăng cường độ chắc răng.

Bọc răng sứ răng đã lấy tủy cũng giúp khôi phục lại thẩm mỹ răng, tăng cường chức năng ăn nhai tối ưu cho răng.

3. Nhổ răng bị viêm tủy nặng không thể cứu chữa.

Thật không may là không phải trường hợp thối tủy răng nào cũng có thể điều trị được. Đối với những trường hợp viêm tủy răng nặng, vi khuẩn đục thủng cả phần tủy răng bên dưới hoặc nhiễm trùng đã lan rộng trong xương hàm thì việc điều trị tủy răng cũng không loại sạch được vi khuẩn. Khi đó, Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ răng để tránh nhiễm trùng lan rộng và thực hiện trồng lại răng mất bằng các phương pháp như cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.

Việc phát hiện là điều trị sớm rất quan trọng để có thể giữ lại răng, tránh bị mất răng.

Như vậy, Nha Khoa 3T đã chia sẻ những thông tin quan trọng về tình trạng thối tủy răng cũng như phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể đến khám và tư vấn trực tiếp tại Nha Khoa 3T qua địa chỉ bên dưới:

NHA KHOA 3T:

Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ