img

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Đau Nhức Răng Hàm

Bạn bị đau nhức răng hàm và đang tìm hiểu nguyên nhân cũng như các điều trị đau nhức răng hàm thì nên tham khảo bài viết này nhé. Nha Khoa 3T sẽ tổng hợp kiến thức liên quan đến nguyên nhân và cách điều trị đau nhức răng hàm đầy đủ và dễ hiểu nhất.

dau nhuc rang ham
Nhức răng hàm

Đau răng hàm có tự nhiên khởi phát hoặc bị kích thích tác động vào, chẳng hạn như đau khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh hoặc khi cắn xuống. Đau nhức răng hàm kèm sưng nướu, hôi miệng, v.v.

Đau răng hàm có nhiều nguyên nhân xuất phát từ chính chiếc răng đó, chẳng hạn như răng bị sâu lỗ to. Đau răng liên quan đến các bệnh nướu răng và nhiễm trùng nha chu..

Răng hàm (răng cấm) là răng nào?

Người trưởng thành thường có 32 răng vĩnh viễn và 12 răng trong số này là răng hàm, nằm ở phía sau miệng, trong đó có 4 răng hàm là răng khôn, xuất hiện sau cùng, vào cuối độ tuổi thiếu niên và đầu những năm 20 tuổi.

 Răng hàm chủ yếu có mặt nha phẳng và dùng để nghiền nát thức ăn. Đau răng hàm có thể xảy ra ở bất kỳ chiếc răng hàm nào. Ngoài ra, răng khôn thường bị đau nhiều nhất do vị trí nằm quá xa trong miệng.

rang ham
Vị trí và cấu tạo răng hàm

Các triệu chứng thường gặp đi kèm với đau nhức răng hàm (răng cấm):

Các triệu chứng có thể liên quan đến đau răng hàm bao gồm:

Đau khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh

Đau khi cắn xuống

Sưng và đau nướu

Hôi miệng

Đổi bị đổi màu răng

Răng lung lay

Nguyên nhân nào khiến đau nhức răng HÀM.

Các nguyên nhân gây đau răng nhức răng hàm bao gồm các bất thường về răng, bệnh nướu răng và nhiễm trùng.

Sâu răng: thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng không được làm sạch sẽ là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Axit do vi khuẩn tạo ra trong quá trình lên men thức ăn thừa sẽ tạo ra các lỗ sâu trên răng theo thời gian. Răng khôn thường dễ bị sâu vì vị trí của chúng ở phía sau miệng nên khó làm sạch hoàn toàn.

Viêm tủy răng: Sâu răng hoặc răng bị chấn thương mạnh có thể gây tổn thương và viêm tủy răng, phần lõi bên trong của răng. Viêm tủy răng là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến đau nhức răng hàm khi dùng thức ăn nóng, lạnh và khi nhai.

Viem Tuy Rang Co Nguy Hiem Khong Khong Lay Tuy Rang Co Sao Khong
Viêm tủy răng là nguyên nhân thường gặp nhất.

Răng khôn mọc lệch: Khi không có đủ chỗ để răng khôn mọc hoàn toàn ra khỏi nướu. Nó có thể mọc lệch, mọc kẹc trong nướu răng, làm hỏng các răng khác, gây nhiễm trùng và sâu răng.

Bệnh về nướu:

Bệnh nướu răng có thể dẫn đến tổn thương và đau răng hàm như:

-Răng lung lay: Trong nha chu, nướu bị tụt xuống. Răng bị lung lay dẫn đến đau nhức khi ăn nhai.

-Viêm lợi trùm răng khôn: Nướu răng bao phủ chiếc răng khôn đang mọc lệch hoặc mọc ngầm thường dễ bị viêm và đau.

Nhiễm trùng răng:

Đau răng hàm cũng có thể do nhiễm trùng.

-Nhiễm trùng tại chỗ: Viêm nướu trên răng khôn hoặc viêm tủy răng có thể tiến triển thành nhiễm trùng do vi khuẩn.

-Nhiễm trùng lan rộng: Nếu không được điều trị thích hợp, nhiễm trùng tại chỗ có thể lan rộng, gây sưng hàm và đau lan ra những khu vực xung quanh. Nhiễm trùng ở răng hàm có khả năng gây nhiễm trùng nặng và nguy hiểm tính mạnh vì nằm ở phía sau miệng gần đường thở và các cấu trúc quan trọng khác gây chèn ép.

Viêm xoang: Nhiễm trùng xoang hàm trên có thể gây đau nhức các răng hàm bên dưới.

Đau nhức răng hàm do viêm xoang có thể đi kèm các triệu chứng bao gồm chảy nước mũi trong (không xanh hoặc hơi vàng), sốt và đau nếu ấn vào xoang mặt..

Các triệu chứng trên răng bao gồm: đau răng hoặc hàm dữ dội, sưng hàm, cứng hàm, đau răng tăng nặng hơn khi dùng đồ uống nóng, lạnh hoặc ngọt, sưng hàm nóng và đỏ

Các triệu chứng khác do viêm xoang: nhức đầu, ho, các triệu chứng viêm xoang, đau họng, tắc nghẽn mũi…

Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMJ)

Đau nhức răng hàm do khớp thái dương hàm do:

-Trật khớp hoặc chấn thương xương hàm.

-Viêm khớp hàm TMJ.

Các triệu chứng đi kèm với đau nhức răng hàm bao gồm: chóng mặt, đau, hạn chế cử động hàm và tiếng lách cách từ hàm, tiền sử đau đầu, đau hàm, đau sau gáy

Răng khôn bị nhiễm trùng :

Viêm lợi trùm ở hàm thứ 3 là tình trạng nướu răng bị nhiễm trùng do không được làm sạch, vi khuẩn trong miệng sẽ xâm nhập vào nướu, gây nhiễm trùng.  Viêm lợi trùm gây đau nhức răng hàm là trường hợp thường gặp nhất nếu bạn có răng khôn mọc lệch mọc ngầm trong nướu.

viêm lợi trùm gây đau răng khôn
viêm lợi trùm gây đau răng khôn

Điều trị đau nhức răng hàm tại nhà và tại Nha Khoa uy tín:

Hầu hết các nguyên nhân gây đau răng hàm không phải là trường hợp khẩn cấp, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nhiễm trùng răng có thể lan sang các cơ quan khác nguy hiểm hơn do nằm ở vùng đầu, thậm chí đe dọa tính mạng và cần được điều trị sớm. Ngoài ra, bạn nên điều trị sớm và dứt điểm để có thể giữ lại răng không bị nhổ bỏ.

Điều trị đau nhức răng hàm (răng cấm) tại nhà:

Một số phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm đau nhức răng hàm, chẳng hạn như :

-Kem đánh răng chống ê buốt: Nếu bạn cảm thấy đau nhức răng hàm khi đánh răng hoặc khi nhai thức ăn nóng và lạnh, hãy thử sử dụng kem đánh răng chống ê buốt bôi lên răng trong 5-10 phút.

-Chườm đá lạnh: hãy thử đặt một miếng khăn lạnh lên má, ngay vị trí có răng bị đau.

-Súc miệng bằng nước ấm: nước ấm cũng có thể giúp giảm đau nhức răng mau chóng và hiệu quả.

-Thuốc giảm đau: Dùng thuốc giảm đau không cần kê toa, thông dụng như như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc acetaminophen (Tylenol) để giảm đau.

Khi nào đến Nha Khoa để điều trị đau nhức răng hàm:

Trong đa số các trường hợp, việc điều trị tại nhà chỉ làm giảm đau nhức trong thời gian ngắn và răng sẽ bị đau lại trong nay mai. Hay đến Nha Khoa để điều trị trong các trường hợp:

-Đau răng khi tiếp xúc với thức ăn nóng và lạnh hoặc nhiều gia vị.

Răng bị lung lay.

-Đau răng âm ỉ và kéo dài hơn hai ngày.

-Nướu sưng, xung quanh răng.

Các phương pháp điều trị đau nhức răng hàm tại Nha Khoa:

Nha sĩ có thể áp dụng một hoặc hiều phương pháp điều trị, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau nhức răng hàm bao gồm:

-Trám răng sâu để ngăn ngừa răng bị hư thêm, bảo tồn răng.

-Điều trị bằng florua ở giai đoạn sâu răng mới chớm, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của sâu răng.

Điều trị lấy tủy răng: Tủy răng bị nhiễm trung cần được lấy đi và trám lại bằng côn gutta percha.

-Kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

-Nhổ bỏ răng nếu răng bị hư qua nặng không thể giữ lại được

quy trình lấy tủy răng
Quy trình lấy tủy răng chữa đau răng hàm tận gốc

Xem thêm : Video quy trình lấy tủy răng

Một số tình trạng khẩn cấp cần điều trị ngay lập tức bạn cần lưu ý nều gặp phải:

-Khó thở,  không thể nói  chuyện hoặc há miệng

-Sưng mặt

-Sốt cao

-Sưng hạch vùng cổ

-Răng bị gãy ngang.

Chảy máu chân răng liên tục.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến đau nhức răng hàm:

Tại sao răng khôn phải nhổ bỏ?

Răng khôn là răng hàm ở phía sau cùng của miệng.Răng khôn thường không có đủ để mọc hoàn toàn khỏi nướu. Do đó, răng khôn thường mọc lệch mọc ngầm và làm hỏng các răng khác.

Ngoài ra, phần nướu bao phủ trên phần răng mọc ngầm dễ bị nhiễm trùng và đọng thức ăn. Răng khôn mọc ngầm một phần hoặc toàn bộ dễ bị sâu răng vì khó làm sạch. Răng khôn không nhổ có thể gây ra các vấn đề như đau nhức, nhiễm trùng, ảnh hưởng  đến các răng xung quanh.

Viêm xoang có làm đau răng hàm không?

Tình trạng viêm và nhiễm  trùng xoang hàm có thể gây đau răng. Các răng hàm trên dễ bị đau nhất vì nằm ngay dưới xoang hàm trên. Không giống như đau răng do viêm tủy, chỉ khu trú ở một răng, cơn đau liên quan đến viêm xoang thường lan ra ở nhiều răng.

Làm thế để tránh bị đau răng hàm do sâu răng?

Chải răng ít nhất hai lần một ngày và đến nha sĩ thường xuyên để làm sạch cạo voi răng. Tránh tiêu thụ các loại thức ăn có nhiều đường và dính cũng sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Nếu bạn có nguy cơ bị sâu răng cao, nha sĩ có thể dùng các phương pháp phòng ngừa sâu răng như bôi gel florua.

Tại sao răng hàm bị đau khi tiếp xúc với thức ăn nóng lạnh?

Đau răng khi tiếp xúc với thức ăn nóng và lạnh là dấu hiệu của bệnh viêm tủy răng, có nghĩa là tủy răng bị viêm. Răng thường tổn thương do sâu răng hoặc chấn thương răng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm tủy răng, cơn đau có thể biến mất ngay khi ngưng tiếp xúc hoặc có thể kéo dài âm ỉ trong nhiều giờ sau đó.

Sâu răng vào tủy
Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Đau Nhức Răng Hàm 8

Làm thế nào để biết răng hàm có bị nhiễm trùng hay không?

Đau răng hàm có thể do nhiễm trùng đang phát triển bên trong răng hoặc xung quanh răng. Nhiễm trùng răng gây đau răng hàm dữ dội và kéo dài. Khi tình trạng nhiễm trùng không được điều trị có thể lan rộng ra xung quanh, gây ra các triệu chứng khác như sưng tấy hàm và chảy mủ… Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, nhiễm trùng răng lây lan rộng trong miệng dẫn đến sốt, hà miệng hạn chế và khó thở, cần được điều trị khẩn cấp.

Đau nhức răng hàm rất thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, cần phải xác định được mới có thể điều trị tận gốc được. Nếu bạn đang gặp phải, bạn có thể đến khám và tư vấn trực tiếp tại Nha Khoa 3T nhé:

NHA KHOA 3T – Địa chỉ chữa đau răng hàm tận gốc tại tphcm

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00