img

Răng bị giắt thức ăn phải làm sao, nguyên nhân và cách điều trị.

Tình trạng thức ăn bị nhồi nhét, răng bị giắt thức ăn là tình trạng thường gặp và mang đến nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Vậy nguyên nhân và các cách xử trí tình trạng này ra sao, hãy cùng nha khoa 3T tìm hiểu để chăm sóc răng miệng tốt hơn nhé.

Răng bị giắt thức ăn gây nên những hậu quả gì? Ngoài việc gây căng tức khó chịu, đau nhức âm ỉ vùng gai nướu giữa các răng, thức ăn bị dắt lại còn là nguyên nhân âm thầm gây nên nhiều bệnh răng miệng khác.

răng bị giắt thức ăn
răng bị giắt thức ăn

Hậu quả của tình trạng răng bị giắt thức ăn lâu ngày.

  1. Hôi miệng.

Thực phẩm sau khi ăn không được làm sạch khi tồn tại lâu trong khoang miệng sẽ bị lên men và vi khuẩn tấn công, gây nên mùi khó chịu. Hơi thở có mùi gây nhiều tự ti khi giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày

  1. Nguy cơ sâu răng.

Thức ăn bị giắt lại ở kẽ răng là nơi vi khuẩn tích tụ và từ từ phá hủy men răng. Gây sâu kẽ răng. Các  vị trí sâu kẽ thường khó phát hiện, sâu tiến triển dần càng ngày càng to dẫn đến nguy cơ viêm tủy, chết tủy răng.

  1. Viêm nướu.

Kẽ răng bị mắc thức ăn sẽ gây viêm nướu, lợi có thể sưng đỏ, ngứa, hoặc đau. Bệnh nhân thường sẽ dùng tăm để cố gắng lấy thức ăn còn sót lại ra khỏi nướu, chính vì thế vô tình gây tổn thương thêm cho phần lợi.

Hậu quả khi răng bị giắt thức ăn
Hậu quả khi răng bị giắt thức ăn

Những nguyên nhân và các điều trị răng bị giắt thức ăn.

  1. Răng bị thưa.

Người có tình trạng răng thưa sẽ hay gặp tình trạng này, đặc biệt khi ăn nhai những thực phẩm có độ dai, dính cao như thịt nạc, ức gà, khô mực..

Răng thưa có thể do cấu trúc bẩm sinh hoặc những trường hợp mất răng lâu ngày không được trồng lại dẫn đến răng di chuyển, tạo nên khoảng trống giữa các răng

Cách điều trị: bệnh nhân có thể niềng răng nếu trường hợp thưa nhiều, và nhiều vị trí bị thưa. Đối với những trường hợp răng thưa do mất răng nên trồng lại bằng các phương pháp như bọc sứ hoặc cắm implant

  1. Răng bị lệch lạc, chen chúc.

Răng bị lệch lạc sẽ có nhiều khe hở ở vị trí  giao điểm giữa các răng. Khi ăn nhai, lực nhai sẽ làm thức ăn dồn tới những vị trí này nhiều hơn.

Cách điều trị: Đối với trường hợp răng lệch lạc ít, bệnh nhân có thể chăm sóc răng kĩ hơn bằng việc sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ để làm sạch khoang miệng sau ăn. Trường hợp răng xô lệch, chen chúc nhiều, có thể niềng răng để sắp lại cung răng theo đúng giải phẫu tự nhiên, giải quyết tận gốc vấn đề.

  1. Răng bị tụt nướu.

Tình trạng răng bị viêm nướu, viêm nha chu do vôi răng bám nhiều. Khiến nướu răng bị tụt khỏi chân răng, tạo nên khe hở giữa các răng. Ngoài ra thói quen sử dụng tăm để xỉa răng cũng làm tam giác nướu giữa hai răng ngày càng rộng. Khi ăn nhai thức ăn sẽ bị giắt lại những vị trí này.

Cách điều trị: khi nướu răng bị tụt do vôi răng hoặc thói quen xỉa răng thường sẽ k thể hồi phục trở lại như trước được. Bệnh nhân chỉ có thể cạo vôi,  làm sạch răng và thay đổi thói quen để nướu không bị tụt thêm. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn sau mỗi bữa ăn. Nếu tình trạng tụt nướu quá nhiều, khe hở giữa các răng quá lớn, bệnh nhân có thể cân nhắc bọc sứ để đóng kín khe hở, khắc phục hoàn toàn tình trạng giắt thức ăn.

  1. Răng bị sâu.

Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp, răng sâu kẽ sẽ có khoảng trống, khi ăn nhai thức ăn dễ bị bám lại và khó làm sạch hơn.

Cách điều trị: trám sâu răng khi phát hiện, ngăn chặn sâu răng lan rộng gây viêm tủy.

sâu răng cửa
Sâu răng cửa gây giắt thức ăn cần trám kín lại.
  1. Do nha sĩ trám răng hoặc bọc sứ không đúng cách.

Đây là một sai sót do kĩ thuật trám không đúng cách hoặc bọc răng sứ bị hở. Thường gặp ở một số nha khoa ở vùng nông thôn, tay nghề kĩ thuật viên kém. Khi trám kẽ, hai răng cần đước tách rời nhau và trám riêng từng bên để đảm bảo giữ nguyên giải phẫu sinh học của răng. Những trường hợp miếng trám bị trám dính lại ở cả 2 răng dẫn đến khi ăn nhai, thức ăn bị mắc kẹt lại vùng nướu và miếng trám, không thể dùng chỉ nha khoa hay đánh răng để làm sạch được. Thức ăn tồn đọng ngày càng nhiều gây viêm nướu, hôi miệng, sâu tái phát.

Cách điều trị: đối với trường hợp răng bị trám sai, miếng trám cần được tháo ra và thay thế bằng miếng trám mới. Kĩ thuật trám đúng giúp bệnh nhân dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn, khi đó kẽ răng dễ dàng được làm sạch bằng cách sử dụng chỉ nha khoa. Đồng thời thẩm mỹ răng cũng được đảm bảo. Các trường hợp sâu răng mới phát hiện cần được trám lại để giúp ngăn chặn sâu răng tiến triển và những vấn đề phát sinh liên quan.

  1. Mất răng.

Mất răng lâu ngày khiến những răng xung quanh di chuyển về vị trí trống, đồng thời răng hàm đối diện cũng trồi lên hoặc xuống, dần dần tạo khe hở giữa 2 bên. Khi có khe hở thức ăn sẽ bị nhồi nhét và tồn đọng ở những vị trí này

Cách điều trị. Khi mất răng, bệnh nhân cần trồng răng giả lại vị trí răng mất để đảm bảo sức nhai. Bệnh nhân có thể bọc sứ hoặc cắm implant vị trí răng trống tùy theo điều kiện của bản thân.

Cách phòng ngừa và chăm sóc răng miệng khi răng bị giắt thức ăn.

  1. Chú ý khâu vệ sinh răng miệng. Để có sức khỏe răng miệng tốt, răng cần được chăm sóc hàng ngày bằng những hành động nhỏ như, đánh răng bằng bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để lấy sạch thức ăn thừa. Sử dụng bàn chải kẽ, máy tăm nước nếu cần thiết. Súc miệng bằng nước muối ấm để nướu luôn chắc khỏe
  2. Cạo vôi răng định kỳ. Cạo vôi răng giúp lấy sạch những mảng bám trên thân răng, phòng tránh tình trạng tụt nướu, hôi miệng..

Xem video cạo vôi răng định kỳ tại Nha Khoa 3T.

  1. Khi răng bị sâu, mất răng. Cần trám và trồng lại kịp thời, tránh răng bị giắt thức ăn nhiều sẽ khiến tình trạng sâu răng ngày càng nặng hơn.
  2. Khám răng thường xuyên . Khi thăm khám bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ răng miệng để phát hiện và điều trị kịp thời những bất thường răng, nướu. Đồng thời sẽ tư vấn cho bạn cách vệ sinh cũng như chăm sóc răng miệng phù hợp.

Kết luận về tình trạng răng bị giắt thức ăn.

Răng bị giắt thức ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tình trạng chung đều gây khó chịu cho bệnh nhân. Giắt thức ăn tuy không nguy hiểm nếu không được làm sạch sẽ gây ra tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…và đặc biệt là hôi miệng.

Nếu bạn gặp phải tình trạng răng bị giắt thức ăn, bạn có thể liên hệ với Nha Khoa 3T để được tư vấn giải pháp điều trị tận gốc:

NHA KHOA 3T

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913.12.17.13 – 028 62724982

Địa chỉSố 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00