img

Răng Khôn Bị Vỡ Phải Làm Sao, Nên Nhổ Răng Khôn Hay Giữ Lại

Răng khôn bị vỡ là một trường hợp rất thường gặp. Thông thường, bệnh nhân sẽ bị đau nhức, sưng mặt, khó há miệng…là các dấu hiệu của răng khôn mọc lệch trước đó. Răng khôn bị sâu răng khoét rỗng bên trong và vỡ ra khi sơ ý cắn phải vật cứng khi ăn nhai.

biến chứng do mọc răng khôn
Răng Không Bị Vỡ ???

Răng khôn (răng số 8) là gì?

Răng khôn (răng số 8)  là chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng mọc lên trong miệng và thường có xu hướng mọc ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu tuổi đôi mươi. Răng khôn được gọi là răng hàm thứ ba, răng khôn thường mọc lệch do không đủ chỗ hoặc thậm chí mọc ngầm.

Trong những trường hợp này, răng khôn có nguy cơ bị nhiễm trùng. Răng khôn có những khoảng trống chứa  mảnh vụn thức ăn rất khó làm sạch. Từ đó, vi khuẩn sẽ phát triển, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng và sâu răng. Đó là lý do Nha sĩ thường khuyên bạn nên nhổ răng khôn sớm để tránh những biến chứng như vậy xảy ra.

Một số trường hợp răng khôn bị vỡ do sâu răng đục rỗng bên trong, khi đó, cách tốt nhất là bạn nên nhổ bỏ chiếc răng khôn bị vỡ này hoàn toàn ra khỏi miệng.

Tại sao răng khôn, Răng số 8 bị sâu vỡ ?

Răng khôn mọc sau cùng nên thường không có đủ không gian trong miệng của bạn để mọc thẳng. Khi răng khôn cố gắng nhú qua nướu lại bị vướn phải các răng phái trước làm cho răng khôn mọc lệch, hoặc thậm chí bị nứt khi đâm vào răng phía trước.

Răng khôn thường dễ bị vỡ hơn các răng khác do mọc lệch. Bạn có thể cảm thấy khó khăn hơn khi sử dụng răng khôn để nhai, răng khôn lại có nhiều khả năng bị sâu hơn nếu bạn không làm sạch kỹ lưỡng. Sâu răng khôn thường diễn ra âm thầm và khoét rỗng bên trong. Chỉ khi răng khôn bị vỡ ra bạn mới biết mình bi sâu răng khôn.

Cũng giống như bất kỳ chiếc răng nào khác, răng khôn cũng dễ bị chấn thương do lực cắn do chẳng may cắn vào vật cứng. Nếu răng khôn bị nứt, hoặc các mảnh của răng khôn bị vỡ ra, các mảnh vỡ trên răng còn lại có thể  gây ra cảm giác khó chịu cho lưỡi của bạn.

răng khôn mọc lệch

Răng khôn bị vỡ nên nhổ hay giữ lại?

Vi khuẩn có thể phát triển mạnh trong các khoảng trống nơi răng khôn bị vỡ ra. Khoảng trống trên răng khôn là môi trường thích hợp cho ổ nhiễm trùng phát triển và xấm lấn vào các răng kế cận. Do đó, răng khôn bị vỡ thường cần phải nhổ bỏ chứ không giữ lại được. Sâu răng còn khiến cho răng tự nhiên bị vỡ, răng sâu bị vỡ.

Ngoài ra, răng khôn bị vỡ hoặc nứt có thể gây nguy hiểm cho chính chiếc răng khôn đó. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào răng và làm nhiễm trùng tủy răng khôn. Trong trường hợp đó, răng khôn sẽ rất đau và phải được nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Trong hầu hết các trường hợp, răng khôn không thể trám khi sâu răng đã vào tủy, tốt nhất là bạn chỉ nên loại bỏ khi răng khôn bi vỡ. (Răng khôn không thể điều trị lấy tủy răng như những răng khác được do hệ thống ống tủy thường dị dạng không thể làm sạch)

Điều cần thiết là bạn phải nhanh chóng đến gặp nha sĩ nếu răng khộn bị vỡ. Nha sĩ sẽ chụp X-Quang đánh giá và cho bạn biết liệu bạn có nên nhổ răng khôn hay không (thường răng bị vỡ dọc phải nhổ ngay).

Mặc dù răng khôn có thể trám răng hoặc bọc sứ để sửa chữa lại được, nhưng bạn nên cân nhắc việc nhổ bỏ vì răng khôn thường không mang lại bất kỳ lợi ích thực sự trong việc ăn nhai, nhưng lại có thể làm tăng nguy cơ bị vỡ lại và nhiễm trùng.

Răng khôn bị vỡ được nhổ ra như thế nào?

Nếu bạn cần phải nhổ bỏ răng khôn, nha sĩ có thể thực hiện chỉ trong một lần hẹn duy nhất. Tùy thuộc vào răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm trong xương, việc nhổ răng khôn có thể đơn giản hoặc phức tạp kéo dài hơn 30 phút.

Trong một ca nhổ răng đơn giản, nha sĩ sẽ làm tê khu vực xung quanh răng và sử dụng chuyển lắc qua lại nhiều lần để làm lỏng ra khỏi xương hàm để lấy ra.

Trong một ca nhổ răng khôn phức tạp, nha sĩ có thể phải chia cắt răng khôn ra nhiều phần nhổ để có thể dễ dàng lấy ra.

Nha sĩ thường rạch một đường trên đường viền nướu để bộc lộ toàn bộ răng khôn và khâu lại sau khi làm xong.  Sau khi nhổ răng, nha sĩ đặt một miếng gạc lên vị trí đó để cầm máu, kê toa thuốc giảm đau và chỉ bạn cách chăm sóc vết thương tại nhà.

quy trình nhổ răng khôn

Xem Video nhổ răng khôn

Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn.

Thời gian phục hồi mau hay lâu tùy thuộc vào từng người và nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách giúp giảm đau và mau chóng lành thương sau khi nhổ răng khôn.

Một vài ngày sau khi nhổ răng khôn bạn thường sẽ bị đau và sưng lên ở vị trí nhổ. Bạn nên dùng túi đá chườm nhẹ quanh vùng bị đau, giúp làm dịu nướu.

Sau khi nhổ răng khôn bạn nên dùng thuốc theo toa của nha sĩ cho. Nha sĩ có thể kê cho bạn thuốc giảm đau và kháng sinh trong vài ngày đầu.

Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn trong trong khoản một tuần. Tránh thức ăn cứng hoặc dai và thay vào đó hãy chọn các loại thức ăn mềm và dễ nhai hơn. Bạn đã trải qua một tiểu phẫu thuật để nhổ răng khôn và bây giờ cần thời gian để lành thương. Ăn thức ăn mềm giúp miệng bạn được nghỉ ngơi và giảm nguy cơ làm bong cục máu đông hoặc vết chỉ khâu.

Bạn nên giữ vệ sinh răng miệng tốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sử dụng nước muối ấm súc miệng để tiêu diệt các ổ nhiễm trùng sau khi cầm máu. Chú ý súc thật nhẹ nhàng tránh làm bong cục máu đông khiến chảy máu trở lại.

Sau khi các triệu chứng thuyên giảm, miệng của bạn sẽ cảm thấy và hoạt động như bình thường. Răng khôn thường đóng một vai trò nhỏ trong việc ăn nhai, vì vậy việc nhổ bỏ chúng sẽ không ảnh hưởng gì đến việc ăn uống và sinh hoạt của bạn sau này.

sau khi nhổ răng khôn

Xem thêm: Kinh Nghiệm Đi Nhổ Răng Khôn, Bảng Giá, Địa Chỉ Nhổ Răng Khôn Uy Tín TpHCM

Kết luận.

Một chiếc răng khôn bị vỡ có thể gây đau đớn và dẫn đến các biến chứng khác. Bạn có thể tìm cách giảm đau răng khôn bị sâu khi chưa đến khám được bằng các loại thuốc giảm đau thông thường. Trong trường hợp răng khôn bị vỡ, hãy đặt lịch hẹn với nha sĩ ngay lập tức. Trong phần lớn các trường hợp, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ răng.

Nếu bạn lo lắng hoặc cảm thấy răng khôn mọc không đúng vị trí, hãy liên hệ với chúng tôi để có thể được khám và tư vấn miễn phí: