img

Răng Tạm Bị Rớt Có Cần Gắn Lại Không?

Nếu răng tạm bị rớt ra, bạn nên đến Nha sĩ để gắn lại hoặc có thể không cần, tùy thuộc vào tình trạng răng hiện tạ của bạn. Một số trường hợp không cần mang răng tạm trong khi những trường hợp khác thì răng tạm rất quan trọng để bảo vệ răng.

Răng Tạm Bị Rớt Có Cần Gắn Lại Không?
Răng Tạm Bị Rớt Có Cần Gắn Lại Không?

Trong bài viết, Nha Khoa 3T chia sẻ cách xử lý khi răng tạm bị rớt. Nếu không biết làm gì, bạn nên quay lại Nha Khoa càng sớm càng tốt để dán lại.

Răng Tạm Là Gì?

Răng tạm là mủ chụp bằng nhựa, được sử dụng để tạo một lớp bên ngoài cùi răng, bảo vệ phần răng tự nhiên trong thời gian chờ làm răng sứ vĩnh viễn.

Răng tạm được sử dụng trong thời gian ngắn giúp cùi răng không bị gãy mẻ, nứt, tủy răng không bị ê buốt trong khi chờ làm răng.

Những trường hợp răng tạm bị rớt ra mà không cần gắn lại:

Nếu khi răng tạm bị rớt ra, bạn không bị khó chịu thì không cần thiết phải dán lại. Có nghĩa là khi răng tạm bị rớt, răng không bị ê buốt hay đau nhức. Đó là yếu tố quyết định chính đến việc có cần gắn lại răng tạm không.

Nếu răng của bạn có đủ 3 điều kiện bên dưới đây thì không cần gắn lại răng tạm:

-Răng đã lấy tủy.

-Răng nằm ở phía sau của hàm.

-Lịch hẹn gắn răng sứ vĩnh viễn không quá xa.

Không gắn lại răng tạm có sao không?

Nhược điểm chính khi không dán lại răng tạm là có khả năng khiến răng bị thay đổi, gây ra những khó khăn cho Nha sĩ ở lần hẹn tiếp theo, là giai đoạn thử và răng sứ vĩnh viễn vào răng thật.

Không có răng tạm, răng thật có thể dịch bị chuyển một chút và làm cho mão răng sứ vĩnh viễn không vừa. Nếu trống răng trong thời gian ngắn 1-2 ngày thì nha sĩ có thể chỉ cần điều chỉnh mão răng sứ cho vừa với răng thật và đánh bóng lại một số điểm bị chật, sau đó gắn cố định vào răng.

Răng bị rớt răng tạm càng lâu, răng thật càng di chuyển nhiều và nếu răng sứ không thể điều chỉnh được, bạn sẽ mất thời gian để làm lại răng sứ mới.

Tất nhiên, bạn có thể tránh điều này nếu chịu khó tới Nha Khoa để gắn lại răng tạm hoặc tới khám đúng theo lịch hẹn của Nha sĩ, tránh để trống răng quá lâu.

rang tam rang sau bi rot
Răng hàm đã lấy tủy thì không cần răng tạm

Răng đã điều trị tủy:

Nếu răng đã điều trị tủy, có thể bạn không cần phải gắn răng tạm. Quy trình lấy tủy răng sẽ loại bỏ dây thần kinh khỏi răng, điều đó có nghĩa là răng đã chết tủy. Nói cách khác, nó không nên cảm thấy đau hoặc nhạy cảm, có hoặc không có răng tạm đều được.

Không còn dây thần kinh có nghĩa là không còn cảm giác. Bạn có thể ăn nhai bình thường ngay cả khi không có răng tạm.

Răng tạm phía sau:

Nếu răng tạm ở phái sau của hàm, đồng thời răng đã lấy tủy thì bạn không cần lo lắng về việc có mão răng tạm hay không. Người khác thường không nhìn thấy răng hàm nên đây không phải là vấn đề về thẩm mỹ.

Răng hàm có răng tạm hay không thì không ai có thể nhận ra.

Không bị trống răng quá lâu:

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Nếu răng bị nhạy cảm, ê buốt, bạn nên gặp nha sĩ để dán lại. Không nên để trống răng quá 2 tuần.

Nếu bạn có lịch hẹn để gắn răng sứ vĩnh viễn và thời gian không quá 2 ngày, bạn có thể đợi để gắn răng sứ luôn mà không cần gắn lại răng tạm. Có thể hơi bất tiện nhưng nếu chỉ trong một thời gian ngắn thì không răng tạm cũng không sao.

Ngược lại, nếu bạn chưa thể gắn răng sứ cố định trong vòng 2 tuần thì sẽ không tốt cho răng nếu bạn không để trống răng trong một thời gian dài như vậy. Răng không có lớp bảo vệ bên ngoài có thể dẫn đến di lệch hoặc tổn thương khi ăn nhai.

Thời gian bị trống răng càng lâu thì càng có nhiều khả năng răng bị tổn thương do không được bảo vệ.

rang tam ham tren
Răng tạm

Những trường hợp cần phải gắn lại khi răng tạm bị rớt?

Có nhiều trường hợp bạn nên quay lại nha khoa để gắn răng tạm bị rớt. Yếu tố quyết định bạn không nên bỏ là đó nếu răng có triệu chứng đau hoặc nhạy cảm ê buốt thì bạn cần gắn răng tạm lại ngay.

Khi có các dấu hiệu sau bạn nên quay lại Nha Khoa để gắn răng tạm gấp:

-Răng bị đau hoặc nhạy cảm, ê buốt.

-Răng vẫn còn tủy sống.

-Răng cửa, cần răng tạm để thẩm mỹ hơn.

-Lần hẹn gắn răng sứ còn xa.

-Đang trong giai đoạn làm Veneer

Đau hoặc nhạy cảm, ê buốt răng:

Răng bị đau, ê buốt khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Kể cả đau khi không khí lạnh thổi vào hoặc thức ăn chạm vào. Lúc này, bạn cần phải gắn lại răng tạm.

Bạn nên cố gắng đặt lịch hẹn với nha sĩ và nhờ họ dán lại. Nếu không đến được nha khoa, bạn có thể thử mua keo dán tạm thời ở hiệu thuốc gần nhà. Sau khi dán lại, các triệu chứng này sẽ giảm gần như ngay lập tức.

Răng còn tủy sống:

Một lý do khác cần gắn lại răng tạm là nếu răng vẫn còn tủy sống. Trường hợp này răng sẽ cực kỳ nhạy cảm khi bị lộ ra ngoài mà không có răng tạm.

Ngay cả khi răng không bị đau, bạn vẫn nên gắn lại răng tạm. Nếu không có lớp bảo vệ bên ngoài, răng sẽ tiếp xúc nhiều với các yếu tố gây hại và kích thích bên ngoài. Nếu để trống răng quá lâu, tủy răng sẽ bị kích ứng và cuối cùng phải bị lấy tủy răng.

tuy rang
Răng còn tủy sống

Răng tạm ở vùng răng trước:

Dù răng thật có bị đau hay không, bạn cần răng tạm ở vùng răng cửa vì lý do thẩm mỹ khi bọc sứ răng cửa. Không ai muốn bị trống răng cửa trong khi giao tiếp hằng ngày.

Lần hẹn gắn răng sứ còn cách khá xa:

Nếu lần hẹn gắn răng sứ vĩnh viễn lâu hơn 2 ngày, thậm chí vài tuần hoặc vài tháng nữa, bạn nên gắn lại răng tạm. Lý do là trong khoảng thời gian đó trong, răng thật sẽ có nhiều thay đổi nếu không có răng tạm.

Răng thật có thể bị gãy nếu sơ y cắn phải vật cứng. Không có răng tạm bảo vệ, cùi răng thật có thể bị nứt làm đôi. Khi đó, răng sứ sẽ trở nên vô dụng vì răng không thể cứu vãn được nữa.

Tất cả các răng bị gãy nặng, gãy xuống chân răng đều phải nhổ bỏ. Khi đó bạn cần phải điều trị phức tạp hơn hơn, mất nhiều thời gian và chi phí bổ sung. Tất cả những điều đó có thể tránh được bằng cách gắn lại răng tạm

Răng tạm khi dán sứ Veneer:

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nếu bạn đang thực hiện dán sứ veneer, răng tạm rất quan trọng do không thể để trống răng.

Dán sứ Veneer thường thực hiện ở răng cửa và còn sống tủy. Răng sẽ nhạy cảm hơn và cần thẩm mỹ nhiều hơn các răng hàm.

Khuyến nghị của Nha Khoa 3T là KHÔNG nên để trống răng,bạn nên cố gắng quay lại Nha Khoa để dán lại răng tạm.

Kết luận về tình trạng răng tạm bị rớt:

Răng bị rớt có cần dán lại không tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn. Nếu răng bị ê buốt hoặc đau khi không có răng tạm thì bạn nên gắn lại sớm. Ngoài ra, nếu rớt răng tạm khiến răng mất thẩm mỹ, bạn cũng không nên để trống răng.

boc su rang cua
Răng Tạm Răng Cửa

Nếu bạn bị rớt răng tạm và cần xử lý gấp, hay liên hệ với của chúng tôi để được tư vấn và gắn lại kịp thời:

NHA KHOA 3T – địa chỉ bọc sứ răng cửa tại TpHCM

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913.12.17.13 – 028 62724982.

FANPAGE NHA KHOA 3T

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00