img

Vì Sao Nên Cạo Vôi Răng Định Kỳ Ít Nhất Mỗi Năm 1 Lần?

Cạo vôi răng chính là thủ thuật đơn giản được thực hiện bởi các nha sĩ để phòng tránh hiệu quả được bệnh lý liên quan đến răng miệng. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng lấy cao răng nhiều có thể gây yếu răng, không tốt cho men răng. Vì vậy tại sao nên lấy cao răng, bao lâu nên cạo vôi răng định kỳ một lần? Chi phí và quy trình như thế nào? Mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi qua bài viết này nhé.

Vì sao nên cạo vôi răng mỗi 6 tháng hoặc mỗi năm một lần?

Vi Sao Nen Cao Voi Rang Dinh Ky
Vì Sao Nên Cạo Vôi Răng Định Kỳ

 1. Vôi (Cao) Răng Là Gì? 

Vôi (cao) răng là các mảng bám được hình thành sau quá trình vôi hóa bởi cặn mềm, nước bọt và tích tụ ở răng. Cao răng sẽ trở nên cứng dần theo thời gian và thường xuất hiện ở tại mép lợi bề mặt răng.

Thông thường có 2 loại vôi răng như sau:

  • Vôi răng nước bọt: Đây là những mảng bám xuất hiện ở các kẽ răng, mép lợi và trên bề mặt của răng. Loại vôi răng này thường có màu nâu hoặc vàng nhạt, đồng thời có thể  dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.
  • Vôi răng huyết thanh: Đây là những mảng bám rất cứng, thường có nâu đỏ hoặc màu đen. Đây là loại cao răng có thể khiến lợi bị chảy máu gây ra bệnh viêm lợi nặng và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng mạnh mẽ hơn. So với vôi răng nước bọt, vôi răng huyết thanh sẽ khó nhìn thấy bằng mắt thường hơn.
Vôi răng là môi trường phát triển lý tưởng cho vi khuẩn
Vôi răng là môi trường phát triển lý tưởng cho vi khuẩn

2. Tác Hại Của Vôi Răng Đối Với Sức Khỏe Răng Miệng

Cao răng có chứa các thành phần vi khuẩn, phosphate, carbonate và đọng sắt của huyết thanh trong máu. Đồng thời là nơi vi khuẩn tích tụ gây ra các bệnh lý về răng miệng như sau:

  • Bệnh viêm nướu: Cao răng chứa các vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra viêm nướu, lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến hiện tượng tụt nướu. Nặng hơn sẽ phát triển thành viêm nha chu.
  • Bệnh viêm nha chu: Đây là kết quả của bệnh viêm nướu tiến triển. Các mảng bám vôi răng là nơi phát triển và sinh sôi của vi khuẩn. Khi tồn tại lâu do không vệ sinh, điều trị cẩn thận, các vi khuẩn sẽ tấn công vào dây chằng nha chu, xương ổ răng. Khi bị bệnh nha chu thì nguy cơ tụt lợi, mất răng gần như là rất cao.
  • Tác nhân gây ra các bệnh lý ở họng, ở miệng như lở miệng, viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng,…
  • Hơi thở bị nặng mùi.
  • Mảng bám tích tụ quá dày, lâu ngày sẽ gây hỏng men răng. Men răng bị phá hủy càng nặng thì càng dễ bị sâu răng.
  • Ngoài các triệu chứng răng ê buốt, lợi bị chảy máu, viêm tủy răng ngược dòng, tiêu xương ổ răng. Thậm chí nặng hơn khiến răng lung lay dẫn đến rụng răng sớm. 
  • Phụ nữ mang thai cũng có khả năng sinh non cao hơn khi mắc các bệnh lý về răng miệng, tác động đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tac hai cua voi rang
Mảng bám tích tụ quá dày, lâu ngày sẽ gây hỏng viêm nướu

3. Cạo Vôi Răng Là Gì? 

Cạo vôi răng là một phương pháp làm sạch sâu bằng máy rung siêu âm giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh nướu răng, viêm nha chu bằng cách loại bỏ mảng bám tích tụ lâu ngày (vôi răng). Nếu nha sĩ đề nghị bạn đi cạo vôi răng và làm sạch gốc răng, thì sẽ rất hữu ích nếu đã lâu rồi bạn chưa cạo vôi răng định kỳ.

4.  Tại Sao Nên Cạo Vôi Răng Định Kỳ?

Cạo vôi răng định kỳ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng như sau:

  • Hạn chế tình trạng hơi thở có mùi, luôn thơm mát

Sự phân hủy của cặn thức ăn và tích tụ vi khuẩn tại kẽ răng một khi phát triển thành cao răng sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Vôi răng tích tụ càng nhiều gây hơi thở có mùi, hôi miệng. Cạo vôi răng định kỳ sẽ chấm dứt tình trạng này và giúp bạn sở hữu hơi thở thơm mát.

  • Ngăn chặn sự phát triển của viêm nha chu

Bệnh nướu răng gây ra bởi mảng bám, tích tụ lâu sẽ thành cao răng. Mảng bám không được làm sạch tốt sẽ luôn hình thành trên răng, vi khuẩn trong đó khiến nướu bị viêm. Từ đó nướu sẽ bị kéo tụt xuống khỏi răng, tạo thành những khoảng trống được gọi là túi. Cao răng sẽ bị mắc kẹt trong các túi này và đánh răng thông thường sẽ không thể loại bỏ chúng. Vì thế, nếu không được lấy cao răng thường xuyên, bệnh nướu răng có thể dẫn đến mất răng và xương.

  • Ngăn ngừa sâu răng

Sự tấn công của vi khuẩn và axit do chúng tạo ra là nguyên nhân chính gây ra sâu răng. Việc lấy cao răng định kỳ giúp loại bỏ hiệu quả vôi răng, vi khuẩn trong mảng bám, phòng ngừa sâu răng và loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý sức khỏe về răng miệng khác.

  • Tiết kiệm chi phí đi nha khoa

Chi phí đi nha khoa thực hiện lấy cao răng thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị các bệnh về răng miệng nghiêm trọng như viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng,… do vi khuẩn trong cao răng gây ra. Hơn hết, việc cạo vôi răng còn giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nha chu, sâu răng,… tiến triển dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác.

  • Bảo vệ nướu và chân răng

Cao răng tồn tại trong khoảng thời gian dài có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như thoái hóa viền nướu, viêm nhiễm viền nướu, suy giảm độ bám của lợi, suy yếu cấu trúc xương hàm, gây đau, thậm chí rụng răng.

Cạo vôi răng định kỳ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự vững chắc của chân răng và cấu trúc xương hàm. Đồng thời nó còn được xem là giải pháp hiệu quả trong việc duy trì tổng thể hệ thống răng miệng và sức khỏe nướu.

  • Nâng cao sức khỏe toàn diện

Lấy cao răng thường xuyên không chỉ dừng lại ở những lợi ích trực tiếp đối với răng miệng, mà còn hạn chế khả năng các cơ quan lân cận khác bị viêm nhiễm như viêm họng, viêm xoang và viêm amidan. Qua đó ngăn ngừa hiện tượng vi khuẩn gây ra viêm nội tâm mạc, góp phần cải thiện điều trị các bệnh liên quan đến đái tháo đường một cách hiệu quả.

5. Bao Lâu Nên Lấy Vôi Răng Một Lần ?

Không nên lạm dụng việc cạo vôi răng dẫu việc này đem đến nhiều lợi ích, bởi vì việc sử dụng lực đẩy mạnh và sóng âm nhiều có thể tổn thương đến nướu và răng. Răng không được nghỉ ngơi nếu khoảng cách giữa những lần cạo vôi răng quá gần, từ đó người bệnh có thể gặp phải các vấn đề như buốt răng, đau nhức răng, lung lay răng, răng nhạy cảm,…

Thời gian nên cạo vôi răng định kỳ 1 lần theo các chuyên gia khuyến cáo là 6 tháng. Khoảng thời gian này là thích hợp vì mảng bám hình thành chưa tác động quá nhiều đến răng miệng, cũng như đủ để nướu và răng phục hồi khỏe mạnh từ lần điều trị trước. Tốt nhất bạn nên để nha sĩ thăm khám nhằm điều trị bệnh răng miệng liên quan nếu có và xác định có cần thiết phải lấy cao răng hay không.

Cứ 3-6 tháng tùy tình trạng răng nên cạo vôi răng 1 lần

CAO VOI RANG CO DAU KHONG 4

6. Quy Trình Cạo Vôi Răng Định Kỳ 

Cạo vôi răng bao gồm việc loại bỏ sạch sẽ vi khuẩn và mảng bám vôi răng khỏi bề mặt răng và bên dưới đường viền nướu.

Nha sĩ sẽ sử dụng một dụng dụng cụ siêu âm để cạo vôi răng hoặc sử dụng dụng cụ cầm tay để loại bỏ sạch hơn những phần vôi răng mà máy rung bỏ sót. Nha sĩ sẽ đưa dụng cụ mỏng này vào bên dưới đường viền nướu để loại vôi răng, nơi mà bàn chải đánh răng không thể chạm tới.

Máy cạo vôi rung siêu âm có đầu kim loại rung kết hợp với vòi phun nước giúp cạo và rửa sạch mặt răng.

Sau khi cạo vôi răng xong, nha sĩ sẽ đánh bóng răng cho bạn giúp mặt răng sáng bóng sạch sẽ.

7. Bảng Giá Cạo Vôi Răng Định Kỳ Tại Nha Khoa 3T

Bảng giá lấy cao (vôi) răng

Lưu Ý: Chi phí Cạo Vôi Răng trên đã bao gồm:

  • Trước: Khám và tư vấn miễn phí tổng quát tình trạng răng miệng.
  •  Sau: Đánh bóng răng và chà sáng bề mặt răng.
gia cao voi rang tai nha khoa 3t

8. Những Đối Tượng Nên Và Không Nên Cạo Vôi Răng Định Kỳ?

Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng ở một nhóm học sinh lớp 3 tại của Viện Răng Hàm Mặt, tỷ lệ sâu răng của trẻ em khoảng 85,9%, tỷ lệ có cặn bám lên đến 63,9% và tỷ lệ có cao răng 60,8%. Bên cạnh đó, các bệnh lý liên quan răng miệng là bệnh khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe ở nhiều mức độ. Việc cạo vôi răng định kỳ là một vấn đề lớn được mọi người đặc biệt quan tâm. Vậy cạo vôi răng sẽ áp dụng với những đối tượng nào?

8.1 Đối tượng cần cạo vôi răng định kỳ

  • Nếu mắc bệnh nha chu, bạn sẽ phải làm sạch mặt chân răng và lấy cao răng để loại bỏ vôi răng, sau đó tiến hành điều trị nướu bị viêm.
  • Đến thời gian lấy cao (vôi) răng định kỳ.
  • Chân và kẽ răng tích tụ nhiều cao răng, số lượng tăng lên bất thường, gây ảnh hưởng đến tình trạng nướu.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang bầu.
  • Cần vệ sinh răng miệng trước khi phẫu thuật, xạ trị.

8.2 Đối tượng chống chỉ định cạo vôi răng

  • Không thở được bằng mũi hoặc Tắc nghẽn đường hô hấp trên.
  • Người bệnh viêm nha chu, viêm nướu cấp tính, nướu bị hoại tử, lở loét cấp tính.
  • Viêm tủy mức độ cấp tính, không chịu được ê buốt, lạnh sau khi lấy cao răng, không chịu được độ rung của các dụng cụ lấy cao răng.
  • Bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý như suy giảm miễn dịch, sốt xuất huyết, không cầm máu được, rối loạn đông máu, các bệnh truyền nhiễm lây qua tuyến nước bọt,…
  • Người bị đái tháo đường có biến chứng nghiêm trọng.
  • Người mắc bệnh lý về thần kinh, không kiểm soát được hành vi và thường xuyên co giật.
Ban sao cua 9
Đối tượng cần cạo vôi răng định kỳ

9. Một số lưu ý sau khi cạo vôi răng bạn nên biết 

Sau khi cạo vôi răng định kỳ, men răng và mô nướu rất nhạy cảm. Do đó răng miệng rất dễ bị vi khuẩn tích tụ lại mảng bám nếu không chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý sau khi lấy cao răng để chăm sóc răng miệng:

  • Không nên ăn các thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng vì nhiệt độ quá cao hoặc thấp có thể gây tổn hại đến men răng, khiến răng ê buốt khi ăn uống.
  • Không nên sử dụng bia rượu, hút thuốc, dùng các loại thực phẩm nhiều axit, sẫm màu như cà phê, trà, nước tương, nước ngọt, socola… sau khi cạo vôi răng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng, nhiều trái cây, rau củ tươi giàu khoáng chất và vitamin. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn quá dẻo, mềm vì chúng dễ bám vào kẽ răng hình thành cao răng.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần /ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Đánh răng đúng tiêu chuẩn, khi chải nên dùng lực vừa phải bằng bàn chải có lông mềm, đặt bàn chải theo chiều xoay tròn hoặc dọc. Chải răng theo chiều ngang sẽ có thể phá hủy men răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ loại bỏ các mảng bám còn tích tụ.
  • Khám và cạo vôi răng định kỳ hoặc theo sự chỉ định đặc biệt của bác sĩ.
  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa và nha sĩ có chuyên môn tốt để lấy cao răng

Bạn nên chải răng đúng phương pháp 2 lần/ngày

10. Giải đáp thắc mắc về cạo vôi răng định kỳ

10.1 Cạo vôi răng có ê buốt, có đau không?

Cạo vôi răng không có ê buốt, gây đau, rất an toàn cho bề mặt men răng và mô nướu. Bởi khi sử dụng máy rung siêu âm thì cao răng sẽ được đánh bật ra khỏi bề mặt răng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm và bàn chải đánh răng mềm, tránh ăn uống bất cứ thứ gì có thể gây ê buốt răng như đồ uống, thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng.

Cạo vôi răng không đau

10.2 Cạo vôi răng thường xuyên có tốt không?

Cạo vôi răng là phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng, giúp làm sạch các mảng bám cứng ra khỏi bề mặt răng và nướu. Tuy nhiên, việc lạm dụng có thể gây tổn thương men răng. Do đó, bạn chỉ nên thực hiện thủ thuật này định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, tùy theo mức độ hình thành vôi răng nhiều hay ít, sức khỏe răng miệng mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian nên cạo vôi răng. Cụ thể như sau:

  • Người có sức khỏe răng miệng tốt, men răng láng bóng, cao răng ít nên cứ 6 tháng – 1 năm/lần nên cạo vôi răng.
  • Người có men răng dễ tích tụ các cặn thức ăn dư thừa, sần sùi, thường xuyên hút thuốc, uống cà phê, trà nên cạo vôi  răng khoảng 3-4 tháng/lần.

10.3 Có thể tự cạo vôi răng tại nhà không?

Mặc dù bạn có thể tự cạo vôi răng tại nhà nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ cao răng và  mảng bám. Ngoài ra, nếu lấy cao răng không đúng phương pháp, bạn có thể bị tổn thương răng miệng hoặc mắc thêm các bệnh lý không mong muốn. Giải pháp tốt nhất chính là đến nha khoa để được nha sĩ, bác sĩ tư vấn và thực hiện thủ thuật.

 

doi ngu bac si nha khoa 3t

Hy vọng bài viết trên đây mà Nha Khoa 3T tổng hợp đã giải đáp cho bạn vì sao cần cạo vôi răng định kỳ 6 tháng đến một năm/ lần. Cạo vôi răng dù là thủ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi tay nghề chuyên môn của bác sĩ. Do đó để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tối đa, bạn nên lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín.