Sử dụng răng giả tháo lắp là phương pháp trồng lại răng mất đơn giản và hiệu quả, giúp phục hồi lại thẩm mỹ cho người bị mất nhiều răng, đồng thời hỗ trợ ăn uống thoải mái và tự tin nói cười!
Nếu răng giả tháo lắp chẳng may bị gãy vỡ bất ngờ, bạn có thể sửa chữa lại bằng phương pháp vá hàm tháo lắp. Nha khoa 3T sẽ cung cấp những điều cần biết bạn cần vá hàm, sửa chữa hàm tháo lắp.

Hàm giả tháo lắp bị hư có thể sửa lại được không?
Răng và phần nướu của hàm giả tháo lắp được làm từ nhựa acrylic. Phần móc trên hàm được làm từ kim loại.
Nếu răng bị rơi ra, nền hàm tháo lắp bị nứt hoặc vỡ, hoặc móc cài kim loại bị gãy, thường có thể sửa chữa lại bằng cách và hàm, thêm răng, thêm móc… trong vòng một ngày với giá cả rẻ hơn rất nhiều so với giá làm răng tháo lắp mới.
Sửa chữa hàm giả tháo lắp bị gãy bằng cách vá hàm là gì?
Các răng giả bị hư hỏng, rơi rớt răng hoặc bị gãy nền hàm thường có thể được phục hồi, sửa chữa về lại tình trạng như ban đầu mà không cần phải thay thế hàm mới.
Việc sửa chữa răng giả, vá hàm tháo lắp được thực hiện trong phòng Labo chế tác răng của nha khoa bởi các kỹ thuật viên có tay nghề cao khi được bác sĩ chỉ định.
Trước khi răng giả tháo lắp được chuyển đến phòng Lab, nha sĩ sẽ kiểm tra hàm răng giả cẩn thận và cung cấp cho kỹ thuật viên những hướng dẫn chi tiết để quá trình sửa chữa được tốt nhất.

Có thể gắn lại khi răng bị rơi ra khỏi hàm giả tháo lắp không?
Nếu một chiếc răng bị rơi ra khỏi hàm giả, hãy giữ lại răng, cất trong túi nhựa hoặc hộp đựng có chứa một ít nước để giữ cho răng không bị khô.
Sau đó, hãy đến nha khoa để gắn lại. Nha sĩ có thể gắn lại răng vào hàm giả.
Nếu không thể tìm thấy chiếc răng bị rơi ra, hàm giả vẫn có thể được sửa bằng một chiếc răng mới do nha sĩ cung cấp.
Tránh tự ý dán lại răng tại nhà. Hãy đặt lịch hẹn với nha khoa để được gắn lại răng đúng cách và tránh bị hư hại thêm.
Hàm giả tháo lắp bị nứt phải làm sao?
Nếu hàm giả bị nứt, chữa gãy rời ra, tốt nhất là nên đặt lịch hẹn với nha sĩ để sửa chữa đừng đợi tới khi hàm bị gãy rời ra mới sửa. Khi đó, việc sửa răng có thể phức tạp và tốn kém hơn.
Nếu chưa sửa được, bạn nên sử dụng bộ răng giả dự phòng, tránh tiếp tục nhai trên hàm giả bị nứt vì có thể làm cho hàm gãy rời ra. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài. Bạn vẫn cần sử lại hàm bị nứt để có thể sử dụng tốt hơn.
Có thể dùng các loại keo dán thông thường để tự sửa lại hàm giả tại nhà không?
Răng giả tháo lắp bị vỡ hoặc nứt không thể sửa chữa và dán lại bằng các loại keo thông thường. Các loại keo này sẽ sẽ không chịu được lực nhai, bị tan trong môi trường nước bọt và răng giả sẽ bị gãy trở lại mau chóng.
Thường thì khi bị vỡ thứ hai, hàm giả sẽ bị hỏng nặng hơn lần đầu tiên và có thể làm cho hàm giả hoàn toàn không thể sử dụng được nữa.
Bạn nên giữ một bộ răng giả cũ hoặc một bộ răng giả dự phòng trong trường hợp răng giả bị gãy bất ngờ.
Sử dụng keo siêu dính như keo 502 để dán lại hàm tháo lắp không?
Không. Vui lòng không sửa hàm giả bằng các loại keo siêu dính như keo con voi, keo 502… Keo siêu dính chứa các hóa chất độc hại có thể gây viêm nướu, chống chỉ định sử dụng các loại keo này trên cơ thể con người.
Thứ hai, dư lượng keo siêu dính có thể làm hàm giả và làm phức tạp hơn cho quá trình sửa chữa răng giả. Keo dư làm thay đổi độ vừa khít của răng giả với nướu răng, làm cho hàm giả dễ bị gãy hơn nữa.
Sử dụng keo 502 dán hàm có thể làm hư hàm giả hoàn toàn, không thể sửa chữa được nữa.
Keo 502 dễ bị rã trong nước, do đó, nếu sử dụng để dán hàm, nước bọt trong miệng sẽ hàm tan rã keo dán trong thời gian ngắn và hàm giả sẽ bị gãy trở lại,
Keo 502 bị chống chỉ định khi sử dụng cho các thiết bị nha khoa.
Nên làm gì nếu hàm giả tháo lắp bị gãy?
Dưới đây là một số lời khuyên trong trường hợp hàm tháo lắp bị gãy:
-Lựa chọn nha khoa uy tín để đặt lịch hẹn đến sửa răng giả.
-Nếu bạn có một bộ răng giả dự phòng, hãy lấy ra để sử dụng trong khi chờ đợi sữa hàm (khoảng 1 ngày)
-Không cố gắng tự vá hàm, dán lại giả tại nhà.

Tại sao nên đến nha khoa để vá hàm mà không làm tại nhà?
Đừng cố gắng tự sửa răng giả, dán lại răng giả bị hỏng. Nhiều khi, nếu bạn ráp những mảng gãy không đúng vị trí sẽ gây hư hại hơn cho răng giả. Hãy để nha sĩ kiểm tra và sửa lại hàm giả tháo lắp để tránh gặp phải các rắc rối và tốn kém nhiều hơn.
Chi phí vá hàm, sửa hàm giả tháo lắp bao nhiêu tiền?
Chi phí sửa chữa, vá hàm tháo lắp thường giao động từ 300.000đ đến 1.000.000đ tùy thuộc mức độ hư hỏng.
Giá vá hàm không nhiều. Tổng chi phí sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
–Vá hàm gãy :300.000đ/hàm
–Gắn lại răng nếu bị rơi ra khi hàm bị gãy: 200.00đ/răng
–Đặt thêm lưới Inox trong nền hàm: 500.000/hàm
Thông thường, nha sĩ sẽ khuyên bạn đặt thêm lưới Inox trong nên hàm để gia cố thêm độ chắc chắn cho hàm giả tháo lắp.

NHA KHOA 3T
(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)
Hotline: 0913121713
FANPAGE NHA KHOA TRỒNG RĂNG THÁO LẮP UY TÍN TẠI TPHCM
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00