img

Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Lẻo Và Răng Giả Khó Nhai?

Trồng răng giả tháo lắp là một giải pháp để tăng cường sức nhai và thẩm mỹ cho người bị mất răng, đặc biệt cho người lớn tuổi. Nhưng, theo thời gian hoặc ngay cả khi mới làm, hàm giả đã không ổn định, lỏng lẽo và không có gì tệ hơn khi phải cố gắng sống một cuộc sống bình thường với một hàm răng không vừa vặn. Vậy, Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Và Răng Giả Khó Nhai Được?

Đây là một thực tế mà nhiều người đeo răng giả phải đối mặt thường xuyên. Rất may, có nhiều cách để nha sĩ có thể sửa chữa răng giả bị lỏng và cung cấp cho bạn các giải pháp để hỗ trợ thêm cho sự ổn định của hàm giả.

Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Và Không Thể Ăn Nhai Được?
Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Lẻo Và Răng Giả Khó Nhai?

Nguyên Nhân Hàm Giả Tháo Lắp Lại Bị Lỏng Và Răng Giả Khó Nhai Khi Mới Làm?

1. Chưa thích nghi với hàm giả mới:

Xương hàm, môi má và miệng sẽ bị lão hóa theo thời gian là điều không thể tránh khỏi ngay cả khi bạn sử dụng hàm giả trước đó. Sự thay đổi này diễn ra từ từ, chậm chạp đến mức bạn không nhận thấy. Nướu và xương bị teo và co rút lại từ từ. Răng bị mòn đi. Khoảng cách từ cằm đến mũi ngày càng giảm do nướu và răng ngắn lại, do đó bạn thường phải ngậm miệng lại để răng chạm vào nhau (đây là lý do tại sao răng mất răng khiến bạn trông già hơn, khuôn mặt chảy xệ và nhiều nếp nhăn).

Khi làm răng giả mới, Nha sĩ sẽ khắc phục tất cả những vấn đề trên cùng một lúc. Hàm giả mới sẽ tái tạo lại chiều cao của nướu và răng bị teo đi khi lão hóa. Điều này có nghĩa là nền hàm sẽ dày hơn, răng sẽ cao hơn để bù đắp những thiếu hụt.

Lưỡi, môi và má rất quan trọng để giữ cho hàm giả của bạn ở đúng vị trí, vì vậy cần có nhiều thời gian để môi, má và lưỡi làm quen với hình dạng của hàm giả.

Theo kinh nghiệm, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng hàm giả tháo lắp bị lỏng và răng giả khó nhai và thường phải cần đến sáu tuần mới thích nghi với răng giả mới.

Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Và Không Thể Ăn Nhai Được?
Hàm giả mới làm chưa thích nghi

2. Bệnh nhân kỳ vọng quá nhiều vào răng tháo lắp:

Thường thì răng giả cũ bị lung lay, bị lõng khiến bạn nghĩ rằng đó chỉ là do răng giả cũ và chỉ cần thay mới là có thể ổn định trở lại như trước kia.

Nhưng thật không may, thường hàm giả tháo lắp bị lỏng lẻo là do dự lão hóa của các cơ quan trong miệng, và một hàm giả mới chỉ có thể khắc phục được một phần của vấn đề này.

Hàm giả tháo lắp giúp cải thiện được 70-80% sức nhai so với trước kia còn răng thật.

3. Do tác động của môi má lưỡi:

Xung quanh hàm dưới có rất nhiều hệ cơ. Môi, lưỡi và má đều là những cơ vận động nhiều. Khi vừa mới nhổ răng, xương hàm rất cao và hàm giả năm cách xa các cơ này nên rất ổn định.

Khi xương hàm co xuống thấp hơn sau khi nhổ răng, viền hàm giảm sẽ càng gần các đầu cơ và cử động của cơ sẽ va chạm và làm sút hàm giả.

Đây là một vấn đề không thể sửa chữa bằng răng giả mới và cho dù bạn có điều chỉnh bao nhiêu lần, răng giả vẫn sẽ bật lên khi bạn ăn nhai, cười hoặc nói.

4. Do thiết kế hàm giả không tốt:

Hàm giả mới bị lỏng và không nhai được đa phần do tay nghề Nha sĩ kém, thiết kế nền hàm không ôm khít vào nướu răng, khớp cắn không đều dẫn đến hàm bị bập bên và sút ra.

Một hàm giả được thực hiện tốt ôm khít vào nướu răng, hít vào nướu, ăn nhai không bị đọng thức ăn dưới nền hàm và không bị sút ra khi ăn nhai

Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Và Không Thể Ăn Nhai Được?
Nền hàm giả cần khít sát với nướu răng.

5. Cuối cùng là khớp cắn không đều.

Nếu các răng không chạm đều cùng một lúc sẽ dẫn đến hàm bị bập bên và bị đau. Một số răng chạm nhiều hơn những răng khác sẽ gây ra đau đớn và răng giả sẽ luôn bị di chuyển trong miệng.

Nếu khớp cắn phải chính xác và sau một thời gian, bạn vẫn chưa thể quen với răng giả, điều đó có nghĩa là bộ não của không muốn lập trình để thích răng giả mới, hoặc hình dạng của miệng không cho phép hàm giả ổn định được.

Nguyên nhân làm cho hàm giả bị lỏng sau một thời gian sử dụng?

Để có thể sửa được hàm giả bị lỏng sau một thời gian sử dụng, Nha sĩ cần phải tìm ra nguyên nhân hàm bị lỏng là do xương hàm hay do bản thân hàm giả không tốt. Khi bị mất răng, lực nhai sẽ không được truyền trực tiếp xuống xương hàm để tạo ra sự kích thích cho xương hàm để duy trì sự chắc khỏe và dày đặc. Theo thời gian, sự thiếu kích thích này cộng với áp lực của hàm giả chỉ truyền lên viền nướu khiến xương trở nên mỏng và yếu.

Cuối cùng,hàm giả được làm theo hình dạng ban đầu của xương hàm bạn sẽ không còn khít sát, bị trượt khi bạn ăn và nói chuyện hoặc gây ra các vết loét đau nhức trên nướu của bạn.

tiêu xương do mất răng
Tiêu xương do mất răng

Các cách Nha sĩ sẽ khắc phục hàm giả bị lỏng và không nhai được:

Có một số cách để sửa hàm giả bị lỏng, một trong số đó là sử dụng keo dán hàm. Răng giả được thiết kế phải vừa khít một cách hoàn hảo mà không cần sử dụng chất kết dính, tuy nhiên vẫn tồn tại những khoảng trống giữa hàm giả và nướu răng cần sự hỗ trợ của keo dán hàm .

Nếu răng giả của bạn bắt đầu lỏng lẻo, bạn nên đặt lịch hẹn với nha sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa. Nha sĩ của bạn có thể điều chỉnh hàm răng giả để răng giả hoàn hảo hơn trong miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu xương diễn ra với tốc độ nhanh, bạn sẽ phải gặp nha sĩ thường xuyên để điều chỉnh.

Nếu bạn không thể đến nha sĩ ngay lập tức, bạn có thể sử dụng keo dán hàm để ngăn không cho hàm chuyển động quá nhiều trong miệng. Trước khi sử dụng keo dán hàm giả, hãy xem thành phần của sản phầm để đảm bảo rằng không chứa kẽm, vì có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe về lâu dài.

1.Keo dán hàm: Nếu sử dụng keo dán hàm mà hàm giả vẫn bị lỏng và không thể nhai được, thì hãy tìm kiếm một sản phẩm mới. Nha sĩ có thể đề xuất các nhãn hiệu keo dán hàm khác nhau mà bạn có thể thử dùng cho đến khi bạn tìm thấy loại keo dán hàm thích hợp hơn.

2.Đệm hàm hoặc làm lại hàm giả mới: Nếu tất cả các loại keo dán hàm đều không có tác dụng tức là hàm giả đã bị hở so với xương hàm rất nhiều, nha sĩ sẽ ẽ phủ bên trong răng giả của bạn. Điều này tạo ra một lớp nhựa mềm, đệm lên phần nền hàm để phù hợp với  nướu răng hơn, tăng thêm độ khít sát với răng giả. Đệm hàm có thể nhiều lần có thể khiến hàm bị dày và nặng nề, khi đó bạn nên thực hiện một hàm giả tháo lắp mới.

3.Cấy ghép Implant:.

Một cách thay thế để điều chỉnh răng giả ổn định hơn ngoài cách sử dụng keo dán hàm đó là cấy ghép thêm Implant để giữ hàm, còn được gọi là hàm phủ trên Implant. Đây là loại răng giả tháo lắp ổn định và dễ nhai hơn vì răng giả được cố định vào xương hàm của bạn bằng cách những trụ Implant, là các trụ titan được cấy vào xương hàm để giữ cho hàm giả cố định đúng vị trí.

Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Và Không Thể Ăn Nhai Được?
So sánh hàm giả thông thường và hàm giả có hỗ trợ của Implant

Cấy ghép Implant được coi là một giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho hàm giả tháo lắp vì các trụ titan nằm trong xương hàm động giống như chân răng, kích thích sự phát triển của xương, thay vì làm giảm mật độ xương như răng giả tháo lắp.

Có hai loại hàm phủ trên Implant:

+Hàm giả trên thanh Bar: Loại hàm giả được nâng đỡ trên thanh kim loại uốn cong them đường song hàm và được gắn vào hai đến năm trụ Implant được cấy ghép trong xương hàm

+Hàm giả trên đầu Ball: Loại hàm giả được nâng đỡ trên các đầu tròn kim loại gắn trên Implant.

Nếu ba mẹ bạn đang gặp phải vấn đề hàm giả bị lỏng và không thể ăn nhai được, hoặc hàm giả đã làm quá lâu không còn vừa khít với nướu răng. Bạn có thể liên hệ với Nha Khoa 3T để sửa lại hàm giả nhé:

NHA KHOA 3T – địa chỉ trồng răng giả tháo lắp giá rẻ tại tphcm

Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Fanpage Nha Khoa 3T

Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ